Ukraine gặp nhiều thách thức trước ngày đàm phán gia nhập EU

VOV.VN - Ngay sau khi đại sứ của các nước thành viên EU đã nhất trí về nguyên tắc về khuôn khổ đàm phán cho các cuộc đàm phán gia nhập của Ukraine và Moldova. Dự kiến các Bộ trưởng EU sẽ chính thức phê chuẩn quyết định này trong cuộc họp vào ngày 21/6.

Quyết định được đưa ra tại cuộc họp Ủy ban Đại diện Thường trực tại Liên minh Châu Âu, gồm người đứng đầu hoặc phó trưởng phái đoàn từ các quốc gia thành viên EU tại Brussels.

Chủ tịch Hội đồng EU cho biết các đại sứ đã đồng ý về nguyên tắc các cuộc đàm phán gia nhập EU của Ukraine và Moldova. Hai nước này đã nộp đơn xin gia nhập EU ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022.

Tiếp đó, một loạt các quốc gia trong EU đã thúc đẩy khối này khởi động các cuộc đàm phán vào ngày 25/6 tới sau khi các nhà lãnh đạo của khối đưa ra quyết định mở các cuộc đàm phán vào cuối năm ngoái. Mặc dù vậy, Hungary - quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với Nga trong EU đã không tán thành và có nhiều động thái ngăn chặn việc gia nhập của Ukraine bởi lẽ các điều khoản quy định đòi hỏi sự ủng hộ nhất trí của toàn bộ các nước thành viên Liên minh châu Âu.

Tháng 7 tới, Hungary sẽ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu và đặt ra nhiều lo ngại cho việc đưa ra quyết định cuối cùng cho vấn đề này.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã hoan nghênh thỏa thuận này trên trang cá nhân của mình và thể hiện quyết tâm rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình gia nhập cho Ukraine và Moldova. Trước đó, vào đầu tháng 6, Ủy ban châu Âu cho biết Ukraine đã đáp ứng các yêu cầu cơ bản để tiến hành các cuộc đàm phán gia nhập EU, tuy nhiên điều này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc cải tổ của Ukraine, có thể kéo dài trong nhiều năm để nước này trở thành thành viên Liên minh châu Âu.

Việc thúc đẩy tiến trình đàm phán đã gây ra nhiều bất đồng trong nội bộ Liên minh châu Âu. Thủ tướng Hungary Viktor Orban là một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất việc Ukraine đàm phán gia nhập EU.

Vào thời điểm đó, thủ tướng Orban cho rằng việc này là một quyết định hoàn toàn sai lầm và có thể dẫn tới những căng thẳng lớn hơn giữa EU và Nga. Ngoài Hungary, Slovakia và Áo cũng cũng là các quốc gia từng thể hiện sự phản đối mạnh mẽ việc đẩy nhanh tư cách thành viên của Ukraine.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 16/6
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 16/6

VOV.VN - Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 16/6/2024.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 16/6

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 16/6

VOV.VN - Dưới đây là một số diễn biến quan trọng liên quan đến tình hình chiến sự ở Ukraine ngày 16/6/2024.

Phó Tổng thống Mỹ công bố viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine
Phó Tổng thống Mỹ công bố viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine

VOV.VN - Ngày 15/6, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố khoản viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine, một phần cho ngành năng lượng và hỗ trợ nhân đạo ở nước này.

Phó Tổng thống Mỹ công bố viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine

Phó Tổng thống Mỹ công bố viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine

VOV.VN - Ngày 15/6, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố khoản viện trợ hơn 1,5 tỷ USD cho Ukraine, một phần cho ngành năng lượng và hỗ trợ nhân đạo ở nước này.

Khai mạc hội nghị hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ
Khai mạc hội nghị hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ

VOV.VN - Hôm nay (15/6), Hội nghị hòa bình Ukraine do Thụy Sĩ đăng cai tổ chức chính thức khai mạc. Hội nghị được kỳ vọng sẽ đặt ra lộ trình để cả Ukraine và Nga tham gia vào tiến trình hòa bình trong tương lai, chấm dứt cuộc xung đột hiện nay ở quốc gia Đông Âu này. Tuy nhiên, việc thiếu sự tham gia của Nga đã khiến cho hội nghị này khó có cơ hội thành công.

Khai mạc hội nghị hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ

Khai mạc hội nghị hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ

VOV.VN - Hôm nay (15/6), Hội nghị hòa bình Ukraine do Thụy Sĩ đăng cai tổ chức chính thức khai mạc. Hội nghị được kỳ vọng sẽ đặt ra lộ trình để cả Ukraine và Nga tham gia vào tiến trình hòa bình trong tương lai, chấm dứt cuộc xung đột hiện nay ở quốc gia Đông Âu này. Tuy nhiên, việc thiếu sự tham gia của Nga đã khiến cho hội nghị này khó có cơ hội thành công.