Ukraine vẫn chưa giải quyết được vấn đề quy chế cho miền Đông

VOV.VN - Chính phủ Ukraine và lực lượng đối lập đã đạt được bản ghi nhớ hòa bình nhưng quy chế cho các khu vực đòi ly khai vẫn chưa được giải quyết.

Tại cuộc gặp lần thứ 3 của nhóm tiếp xúc về Ukraine, gồm các đại diện Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu, Chính phủ Ukraine và lực lượng đối lập tại miền Đông đã đạt được một bản ghi nhớ hòa bình giúp tiếp tục duy trì lệnh ngừng bắn hiện nay, cũng như thiết lập một vùng đệm tại khu vực. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay là quy chế cho các khu vực đòi ly khai tại miền Đông vẫn chưa được giải quyết. 

Cựu Tổng thống Leonid Kuchma (giữa) đại diện cho Kiev tại cuộc đàm phán (ảnh: AP)

Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp, đại diện chính quyền Ukraine tham gia đàm phán, cựu Tổng thống Leonid Kouchma thông báo, các bên đã nhất trí về một bản ghi nhớ hòa bình gồm 9 điểm, đặc biệt trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục duy trì lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 5/9 vừa qua, cũng như thiết lập một vùng phi quân sự dài khoảng 30 km tại khu vực miền Đông.

Ông Kouchma nói: “Kết quả quan trọng nhất đó là văn kiện này đã giúp chúng ta củng cố niềm tin về một giải pháp bền vững cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Đây là bản ghi nhớ về việc thực thi kết quả các cuộc tham vấn của nhóm tiếp xúc 3 bên về Ukraine. Theo đó các bên sẽ tiếp tục lệnh ngừng bắn hiện nay, cũng như nhất trí ngừng sử dụng mọi loại vũ khí hạng nặng tại các khu vực dân cư và rút trọng pháo khỏi khu vực ngừng bắn. Thỏa thuận cũng yêu cầu các bên rút binh sỹ và các phương tiện chiến đấu đến các điểm cách khu phi quân sự ít nhất 15 km”.

Tuy nhiên, vấn đề quy chế của các khu vực Lugansk và Donetsk, hiện do lực lượng đối lập kiểm soát lại không được đề cập tới. Trước thềm các cuộc đàm phán, lãnh đạo chính quyền tự xưng tại Donetsk đã bày tỏ hi vọng có thể ký một văn kiện “cho thấy lập trường liên quan tới quy chế đặc biệt mà chính quyền Ukraine phải trao cho các khu vực miền Đông”.

Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp nhóm tiếp xúc, đại diện khu vực miền Đông Aleksandr Zakharchenko một lần nữa khẳng định, lực lượng đối lập sẽ không thay đổi lập trường về vấn đề này: “Vấn đề quy chế cho các khu vực miền Đông đã không được thảo luận tại cuộc gặp. Tuy nhiên liên quan tới vấn đề này, lập trường của chúng tôi và Chính phủ Ukraine là hoàn toàn khác nhau. Các bên đều đều có những cách giải thích riêng theo luật pháp của mình về quy chế đặc biệt của những vùng lãnh thổ này tại Ukraine”.

Trước khi diễn ra cuộc gặp, Quốc hội Ukraine ngày 16/09 đã phê chuẩn dự luật do Tổng thống Petro Porochenko đề xuất về việc áp dụng quy chế tự trị đặc biệt tại một số khu vực nhất định của vùng Donetsk và Lugansk trong thời gian ba năm. Tuy nhiên, lực lượng đối lập tại miền Đông đã bác bỏ đạo luật này và cho là không thích hợp vì “khu vực này không còn là một phần của Ukraine nữa”.

Chính vì thế, theo các nhà phân tích, dù nhận được sự đánh giá tích cực của các bên liên quan, song thỏa thuận vừa đạt được vẫn không đủ để chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay. Những gì đang diễn ra cho thấy, dường như các bên tìm cách kéo dài thời gian để tìm kiếm thêm sự ủng hộ, cũng như củng cố lại lực lượng sau một thời gian dài xung đột. Bằng chứng rõ nhất là song song với việc thúc đẩy lệnh ngừng bắn, chính quyền Ukraine vẫn đang tìm kiếm sự ủng hộ về quân sự của Mỹ và phương Tây, trong khi lực lượng đối lập tại miền Đông vẫn kiên quyết không chịu từ bỏ mục tiêu độc lập, điều mà chắc chắn chính quyền Ukraine sẽ không thể chấp nhận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga hoan nghênh Ukraine trao quy chế đặc biệt cho các tỉnh miền Đông
Nga hoan nghênh Ukraine trao quy chế đặc biệt cho các tỉnh miền Đông

VOV.VN - Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra chỉ một ngày sau khi Ukraine trao quy chế tự quản đặc biệt trong vòng 3 năm cho hai tỉnh Donetsk và Lugansk.

Nga hoan nghênh Ukraine trao quy chế đặc biệt cho các tỉnh miền Đông

Nga hoan nghênh Ukraine trao quy chế đặc biệt cho các tỉnh miền Đông

VOV.VN - Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra chỉ một ngày sau khi Ukraine trao quy chế tự quản đặc biệt trong vòng 3 năm cho hai tỉnh Donetsk và Lugansk.

Ukraine cầu xin viện trợ vũ khí sát thương, Mỹ từ chối
Ukraine cầu xin viện trợ vũ khí sát thương, Mỹ từ chối

VOV.VN - Dù vậy, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, ông vẫn hài lòng về sự hợp tác quân sự giữa Mỹ và Ukraine.

Ukraine cầu xin viện trợ vũ khí sát thương, Mỹ từ chối

Ukraine cầu xin viện trợ vũ khí sát thương, Mỹ từ chối

VOV.VN - Dù vậy, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, ông vẫn hài lòng về sự hợp tác quân sự giữa Mỹ và Ukraine.

Mỹ từ chối dành cho Ukraine quy chế phi thành viên đặc biệt của NATO
Mỹ từ chối dành cho Ukraine quy chế phi thành viên đặc biệt của NATO

VOV.VN - Tổng thống Obama đã “nói không” với đề nghị dành cho Ucraina quy chế an ninh đặc biệt bên ngoài khối liên minh quân sự NATO.

Mỹ từ chối dành cho Ukraine quy chế phi thành viên đặc biệt của NATO

Mỹ từ chối dành cho Ukraine quy chế phi thành viên đặc biệt của NATO

VOV.VN - Tổng thống Obama đã “nói không” với đề nghị dành cho Ucraina quy chế an ninh đặc biệt bên ngoài khối liên minh quân sự NATO.

Ukraine nỗ lực thắt chặt quan hệ kinh tế - chính trị với phương Tây
Ukraine nỗ lực thắt chặt quan hệ kinh tế - chính trị với phương Tây

VOV.VN -Tổng thống Poroshenko đã đi thăm Mỹ sau khi Quốc hội Ukraine bỏ phiếu thông qua Hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu. 

Ukraine nỗ lực thắt chặt quan hệ kinh tế - chính trị với phương Tây

Ukraine nỗ lực thắt chặt quan hệ kinh tế - chính trị với phương Tây

VOV.VN -Tổng thống Poroshenko đã đi thăm Mỹ sau khi Quốc hội Ukraine bỏ phiếu thông qua Hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu. 

Tổng thống Mỹ và Ukraine gặp nhau tại Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ và Ukraine gặp nhau tại Nhà Trắng

VOV.VN - Quan chức Mỹ tuyên bố, chuyến thăm của ông Poroshenko nhằm mục đích gửi thông điệp tới Nga về sự ủng hộ của phương Tây đối với các nước Liên Xô cũ.

Tổng thống Mỹ và Ukraine gặp nhau tại Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ và Ukraine gặp nhau tại Nhà Trắng

VOV.VN - Quan chức Mỹ tuyên bố, chuyến thăm của ông Poroshenko nhằm mục đích gửi thông điệp tới Nga về sự ủng hộ của phương Tây đối với các nước Liên Xô cũ.