UNESCO bị chia rẽ về đề nghị Palestine là quốc gia độc lập

Để được công nhận là quốc gia độc lập, Palestine cần nhận được sự ủng hộ của 2 phần 3 các thành viên tham dự hội nghị toàn thể UNESCO  

Ban giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đang bị chia rẽ trước quyết định bỏ phiếu công nhận Palestine là quốc gia độc lập.

Tại cuộc họp mới đây của ban giám đốc tổ chức này, 40 trong số 58 quốc gia thành viên đã ủng hộ cho dự thảo nghị quyết đề xuất tư cách thành viên đầy đủ cho Palestine. Mỹ và 4 nước khác phản đối. Trong khi đó, 14 nước khác bỏ phiếu trắng.

Người dân Palestine tại Dải Gaza xuống đường ủng hộ tuyên bố Nhà nước Palestine độc lập

Dự kiến, quyết định có hay không công nhận đề nghị của Palestine sẽ một lần nữa được đưa ra thảo luận tại hội nghị toàn thể của 193 nước thành viên UNESCO sẽ diễn ra từ  ngày 25/10-10/11 tới. Để được công nhận là quốc gia độc lập, lời đề nghị của Palestine cần nhận được sự ủng hộ của 2 phần 3 các thành viên tham dự hội nghị toàn thể UNESCO, như vậy lời đề nghị của Palestine mới thành công. Đây được xem là một nỗ lực trong chiến dịch của các nhà ngoại giao Palestine nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với mình.

Chiến dịch của Palestine đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ, Israel và Pháp cho rằng, chỉ có các cuộc đàm phán với Israel là con đường để hình thành nhà nước Palestine độc lập. Mỹ cũng đã kêu gọi các thành viên UNESCO bỏ phiếu không thông qua lời đề nghị công nhận Palestine là quốc gia độc lập với đầy đủ các quyền của một quốc gia.

Vào tháng 9 vừa qua, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã chính thức đề nghị tư cách thành viên đầy đủ của Palestine lên Liên Hợp Quốc và lời đề nghị này đến nay vẫn đang tiến dần từng bước qua các kênh ngoại giao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên