Cựu Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Thành hầu tòa liên quan vụ Việt Á

VOV.VN - Bị cáo Phạm Văn Thành và đồng phạm ký các tài liệu, thủ tục và hoàn tất việc thanh toán cho Công ty Việt Á tăng vượt 16.539 kit xét nghiệm và 16.548 kit tách chiết.

Ngày 26/7, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Văn Thành - cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cựu Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều nhiệm kỳ 2021-2026, về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Cùng bị đưa ra xét xử với cựu Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh còn có 4 bị cáo gồm: Nguyễn Thị Thanh Hảo, cựu Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Đông Triều; Nguyễn Xuân Tiến, cựu Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều; Nguyễn Thành Định, cựu Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều và Nguyễn Văn Bình, cựu Phó trưởng Ban Dân vận Thị ủy Đông Triều, cựu Phó Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều.

Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Quảng Ninh, khoảng cuối tháng 1/2021, tại thị xã Đông Triều, do đại dịch COVID-19 lây lan trên diện rộng khó kiểm soát nên địa phương cần tìm nguồn vật tư sinh phẩm xét nghiệm để phân luồng dập dịch.

Phạm Văn Thành thỏa thuận thống nhất với Công ty Việt Á (đại diện Phan Quốc Việt – Tổng Giám đốc) về việc mua vật tư, sinh phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á. Công ty Việt Á cung cấp test kit cho Đông Triều để xét nghiệm phục vụ kịp thời cho chống dịch, sau đó hợp thức hồ sơ thanh toán.

Từ tháng 1 đến tháng 3/2021, Công ty Việt Á cung cấp ống môi trường, que tăm bông cho Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều để tổ chức lấy mẫu, còn kit xét nghiệm và kit tách chiết chuyển đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển (TP Uông Bí, Quảng Ninh) để xét nghiệm cho thị xã Đông Triều theo quy định phân luồng xét nghiệm của tỉnh.

Giai đoạn thanh toán cho Công ty Việt Á được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7/2021, Phạm Văn Thành, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thị Thanh Hảo, Nguyễn Xuân Tiến, Nguyễn Thành Định và Đào Thị Kim Dung (Trưởng phòng Y tế thị xã Đông Triều) đã tin vào các thông tin do Phan Quốc Việt và Vũ Đình Hiệp cho rằng, Công ty Việt Á cũng trực tiếp xét nghiệm song song cùng với Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển số mẫu của Đông Triều chuyển đến. Từ đó, các bị can đã thực hiện không đúng quy trình nghiệm thu, thanh toán số lượng kit xét nghiệm, kit tách chiết cho Công ty Việt Á, bỏ qua bước đối chiếu việc giao nhận sinh phẩm xét nghiệm với Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển (là đơn vị trực tiếp nhận số vật tư để xét nghiệm cho tất cả các mẫu của Đông Triều).

Do vậy, các bị can đã ký các tài liệu, thủ tục và hoàn tất việc thanh toán cho Công ty Việt Á tăng vượt 16.539 kit xét nghiệm và 16.548 kit tách chiết, gây thiệt hại hơn 7,2 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.

Trong vụ án này, bị can Phạm Văn Thành thiếu kiểm tra, giám sát do tin tưởng các thông tin không xác thực và số liệu do Công ty Việt Á đưa ra, đã chấp nhận Việt Á cũng là đơn vị xét nghiệm trên thực tế, nên bị can Thành không chỉ đạo cấp dưới thu thập, đối chiếu triệt để các thông tin xác thực với đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ xét nghiệm và đã làm thủ tục thanh toán vượt số lượng sinh phẩm xét nghiệm.

Các bị can Nguyễn Thị Thanh Hảo, Nguyễn Xuân Tiến, Nguyễn Thành Định và Đào Thị Kim Dung đều là cấp dưới thuộc các phòng chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho UBND thị xã Đông Triều, là đơn vị chuyên môn trực tiếp lập hồ, thu thập các tài liệu nghiệp vụ kế toán, đồng thời còn có nhiệm vụ tư vấn cho cấp trên trong công tác thẩm định hồ sơ mua sắm vật tư sinh phẩm. Tuy nhiên, khi thấy việc thanh toán có vướng mắc (chưa có số liệu đối chiếu với Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển), các bị can đã không tham mưu, đề xuất với lãnh đạo UBND thực hiện mọi biện pháp thu thập, đối chiếu số liệu theo quy định.

Khi Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển không ký biên bản đối chiếu, các bị can không tham mưu lãnh đạo UBND phải thực hiện đúng nguyên tắc kế toán, thu thập đầy đủ tài liệu để xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, mà vẫn trực tiếp ký các biên bản với Công ty Việt Á để hoàn tất thủ tục thanh toán.

Trước khi vụ án bị phát hiện khởi tố, bị can Thành và Bình đã sử dụng tiền cá nhân và nhờ các doanh nghiệp hỗ trợ nộp hơn 18 tỷ đồng khắc phục toàn bộ hậu quả đã xảy ra.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cựu Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh bị khởi tố vì liên quan vụ Việt Á
Cựu Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh bị khởi tố vì liên quan vụ Việt Á

VOV.VN - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh vừa khởi tố các bị can Phạm Văn Thành và Nguyễn Văn Bình để điều tra về tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh bị khởi tố vì liên quan vụ Việt Á

Cựu Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh bị khởi tố vì liên quan vụ Việt Á

VOV.VN - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh vừa khởi tố các bị can Phạm Văn Thành và Nguyễn Văn Bình để điều tra về tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

3 cựu cán bộ ở Quảng Ninh bị khởi tố cùng cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn
3 cựu cán bộ ở Quảng Ninh bị khởi tố cùng cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn

VOV.VN - Cựu Chủ tịch AIC - Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị khởi tố trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện sản nhi Quảng Ninh và Công ty AIC.

3 cựu cán bộ ở Quảng Ninh bị khởi tố cùng cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn

3 cựu cán bộ ở Quảng Ninh bị khởi tố cùng cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn

VOV.VN - Cựu Chủ tịch AIC - Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị khởi tố trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện sản nhi Quảng Ninh và Công ty AIC.

Đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can liên quan vụ Việt Á
Đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can liên quan vụ Việt Á

VOV.VN - Theo báo cáo của Đoàn giám sát gửi Quốc hội, đến đầu tháng 5/2023, các cơ quan điều tra đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can liên quan vụ Việt Á.

Đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can liên quan vụ Việt Á

Đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can liên quan vụ Việt Á

VOV.VN - Theo báo cáo của Đoàn giám sát gửi Quốc hội, đến đầu tháng 5/2023, các cơ quan điều tra đã khởi tố 30 vụ án, 107 bị can liên quan vụ Việt Á.