Vì sao cử tri gốc Á bỏ phiếu cho ông Obama?

(VOV) - Cử tri gốc Á có truyền thống sống dựa trên giá trị cộng đồng hơn là cá nhân do vậy thường ủng hộ đảng Dân chủ hơn.

Chiến thắng của Tổng thống Barack Obama trong cuộc bầu cử năm 2012 có sự đóng góp rất lớn của các nhóm cử tri thiểu số, trong đó có cộng đồng người Mỹ gốc châu Á. Theo kết quả khảo sát tại địa điểm bỏ phiếu hôm 6/11, 73% cử tri gốc Á bỏ phiếu cho Tổng thống Obama, tỷ lệ chỉ đứng sau nhóm cử tri gốc Phi.

73% cử tri gốc Á bỏ phiếu cho Tổng thống Obama, trong khi ông Romney chỉ được 26%

Cộng đồng châu Á là một trong những trọng tâm trong chiến dịch vận động của ứng cử viên phe Cộng hoà, Mitt Romney. Joshua Baca, Giám đốc Liên minh quốc gia trong chiến dịch tranh cử của ông Romney nhấn mạnh, thể hiện sự quan tâm tới cộng đồng châu Á phải là ưu tiên số 1.

Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu Pew, thu nhập trung bình hàng năm của một hộ gia đình châu Á tại Mỹ là 66.000 USD, cao hơn mức 49.000 USD của người Mỹ. Cộng đồng châu Á cũng luôn có truyền thống coi trọng nền tảng và giá trị gia đình trong quan hệ xã hội.

Về lý thuyết, đây là những nhân tố không thể tốt hơn cho thắng lợi của phe Cộng hòa vốn có tư tưởng bảo thủ và đang phản đối kế hoạch tăng thuế đối với người thu nhập cao của Tổng thống Obama.

Nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Tổng thống Obama nhận được 73% phiếu của cử tri châu Á, tăng 11% so với năm 2008, trong khi ứng cử viên Mitt Romney của Đảng Cộng hoà chỉ giành được 26%. Đây là lần thứ 5 liên tiếp một ứng cử viên Dân chủ giành được tỷ lệ ủng hộ đa số của cử tri gốc Á.

Theo các nhà phân tích, cử tri gốc châu Á có truyền thống sống dựa trên giá trị cộng đồng hơn là cá nhân và do vậy thường ủng hộ đảng Dân chủ hơn là Cộng hoà vốn khá khắt khe trong các vấn đề xã hội và coi kinh tế là ưu tiên hàng đầu với quan điểm "khôn sống, mống chết". Tư tưởng của phe Cộng hoà thể hiện rất rõ qua việc ông Romney kịch liệt phản đối khoản ngân sách 82 tỷ USD mà Tổng thống Obama dành để giải cứu ngành công nghiệp ô tô Mỹ năm 2009, hay việc ông này gọi 47% người Mỹ có thu nhập thấp là vô trách nhiệm và "ăn bám" chính phủ.

Trong khi đó, đảng Dân chủ lại có quan điểm "thoáng" hơn trong các vấn đề xã hội hay tôn giáo, cũng như ủng hộ mạng lưới an sinh xã hội để hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương về kinh tế. Rộng hơn nữa, trong con mắt của tri châu Á, Tổng thống Obama là người rất hiểu và quan tâm đến khu vực này.

Người Mỹ gốc Á đi bỏ phiếu tại nhà hàng của Denny ở Temple City, Los Angeles, California

Giáo sư Michael Loeng, một cử tri gốc Á bày tỏ: “Ông Obama là một trong số ít những Tổng thống Mỹ quan tâm đến khu vực vành đai Thái Bình Dương và cũng là một trong số ít Tổng thống hiểu rõ tầm ảnh hưởng của cộng đồng người Mỹ gốc Á. Ông là Tổng thống duy nhất xây dựng kế hoạch về cộng đồng gốc Á và các quần đảo Thái Bình Dương khi ra tranh cử lần đầu tiên. Ông khẳng định phải duy trì các chương trình chăm sóc và bảo hiểm y tế cũng như chính sách an sinh xã hội. Nói một cách cá nhân thì chính bản thân mẹ tôi cũng đang sống nhờ trợ cấp xã hội trong khi ông Romney lại muốn loại bỏ chế độ này”.

Vi Nguyễn, một cử tri gốc Việt cho rằng kế hoạch phát triển giáo dục mà Tổng thống Obama đang theo đuổi là một yếu tố khiến ông giành được sự ủng hộ của cử tri gốc Á.  

Cử tri này cho rằng: Nhóm cử tri châu Á là một yếu tố quyết định đối với thắng lợi của Tổng thống Obama. Một trong những mối quan tâm chủ yếu của chúng tôi là giáo dục công, giáo dục đại học và doanh nghiệp nhỏ. Tôi nghĩ rằng toàn bộ cộng đồng châu Á có khả năng giúp ông Obama thắng cử. Chúng tôi và ông ấy cùng chia sẻ những giá trị, chúng tôi muốn hiểu ông ấy và cũng mong ông ấy cũng hiểu chúng tôi”.        

Hiện số lượng người gốc Á tại Mỹ đã lên tới 18 triệu người, tương đương 6% dân số Mỹ. Nguyên nhân chính khiến người nhập cư châu Á tăng mạnh là do ngành công nghiệp Mỹ bắt đầu chuyển từ lĩnh vực chế tạo sang lĩnh vực công nghệ cao và đang cần một lượng lớn chuyên gia công nghệ và nhà đầu tư. Theo kết quả nghiên cứu của Pew, một nửa dân số người Mỹ gốc Á có trình độ đại học, so với mức 30% của người Mỹ. Pew dự báo, cộng đồng châu Á tại Mỹ sẽ tăng lên 41 triệu người vào năm 2050./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những cử tri đầu tiên đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử Mỹ
Những cử tri đầu tiên đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử Mỹ

Dixville Notch nằm ở cực Bắc bang New Hampshire vốn nổi tiếng khắp nước Mỹ là địa phương luôn đi bầu tổng thống sau nửa đêm.

Những cử tri đầu tiên đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử Mỹ

Những cử tri đầu tiên đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử Mỹ

Dixville Notch nằm ở cực Bắc bang New Hampshire vốn nổi tiếng khắp nước Mỹ là địa phương luôn đi bầu tổng thống sau nửa đêm.

Tổng thống Mỹ Obama sắp công du Đông Nam Á
Tổng thống Mỹ Obama sắp công du Đông Nam Á

(VOV) - Tổng thống Mỹ sẽ đến Thái Lan, Myanmar và Campuchia.

Tổng thống Mỹ Obama sắp công du Đông Nam Á

Tổng thống Mỹ Obama sắp công du Đông Nam Á

(VOV) - Tổng thống Mỹ sẽ đến Thái Lan, Myanmar và Campuchia.

Những mốc chính trong Bầu cử Mỹ 2012
Những mốc chính trong Bầu cử Mỹ 2012

(VOV)- Dù có tầm 20 đảng đề cử ứng viên cho cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2012, rốt cục đây vẫn là cuộc đua song mã giữa phe Dân chủ và Cộng hòa.

Những mốc chính trong Bầu cử Mỹ 2012

Những mốc chính trong Bầu cử Mỹ 2012

(VOV)- Dù có tầm 20 đảng đề cử ứng viên cho cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2012, rốt cục đây vẫn là cuộc đua song mã giữa phe Dân chủ và Cộng hòa.