Khó phát triển Vùng khi các địa phương còn “cục bộ”

VOV.VN - Thiếu tính liên kết và không có cơ chế vùng, chính quyền vùng, ngân sách riêng của vùng và ngân sách tỉnh nào tỉnh nấy lo, nhiệm vụ của tỉnh nào tỉnh đó làm đang là những trở ngại cho phát triển Vùng nói chung, Vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Đã có rất nhiều cơ hội, thời cơ cùng những điểm nghẽn, thách thức trong phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, phát triển Vùng trên cả nước nói chung. Vấn đề này được cả cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và DN chỉ ra tại Hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp” do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thái Bình đồng chủ trì tổ chức ngày 30/3 tại Thái Bình.

Hội thảo nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 14/NQ-CP (ngày 8/2/2023) của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW.

Phát triển liên kết Vùng là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình phát triển nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và các địa phương trong cả nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã xác định “phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng”. Đồng thời, định hướng phát triển các Vùng theo hướng "khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới...".

Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn, Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, mang tính bền vững hơn, dựa nhiều hơn vào sử dụng hiệu quả các nguồn lực và dựa nhiều hơn vào đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ của cuộc CMCN 4.0. Với vị trí của Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước, trong đó Thủ đô Hà Nội - là “trung tâm của Vùng”, có vai trò là 1 trong 2 “đầu tàu” kinh tế, động lực phát triển hàng đầu của cả nước, với “tam giác phát triển” là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”.

“Trong tam giác phát triển Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng có Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng là một lợi thế vượt trội so với các vùng khác. Vùng đồng bằng sông Hồng lại còn có một vị thế rất là quan trọng về mặt địa lý khi nằm ở khu vực giữa có các tỉnh khác xung quanh, trong khi các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Trung Bộ là các tỉnh nằm liên tiếp, liền kề nhau. Do vậy, khả năng liên kết giữa các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Trung Bộ gặp thế bất lợi hơn rất nhiều so với vùng đồng bằng sông Hồng…”, ông Sơn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải dẫn chứng, trong những năm qua một số địa phương trong Vùng đồng bằng Sông Hồng đã có sự phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng trong vùng và cả nước (điển hình là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên…). Hạ tầng thương mại phát triển khá với sự gia tăng nhanh của các loại hình thương mại hiện đại như thương mại điện tử, các siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, góp phần làm thay đổi diện mạo ngành thương mại của vùng và cả nước.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chỉ ra nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển vùng, như tính liên kết vùng nhìn chung vẫn còn những hạn chế; Các công trình, dự án liên kết vùng mới tập trung ở các dự án hạ tầng do ngân sách từ Trung ương đầu tư; Các hoạt động liên kết, hợp tác giữa các địa phương còn chưa rõ nét và chưa được triển khai đẩy mạnh, cũng như chưa có cơ chế chính thức về liên kết vùng riêng; không gian và địa bàn liên kết còn mang tính tự phát giữa một số địa phương. Đặc biệt các vấn đề, nội dung liên quan đến liên kết ngoại vùng hầu như chưa có…

Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tại nhiều quốc gia phát triển vùng tốt là do có chính quyền vùng, có ngân sách vùng, có thẩm quyền của vùng. Trong khi đó ở nước ta, các địa phương còn “cục bộ”, thiếu tính liên kết, không có cơ chế vùng, không có chính quyền vùng, không có ngân sách riêng của vùng, vẫn là ngân sách tỉnh nào tỉnh nấy lo, nhiệm vụ của tỉnh nào tỉnh đó làm.

Nhấn mạnh những thách thức, khó khăn trong phát triển vùng thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 9 nhóm giải pháp, định hướng phát triển liên kết kinh tế vùng, và cho biết, hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang được giao nhiệm vụ để thực hiện những nội dung này.

“Bộ KH&ĐT đang nghiên cứu để chuẩn bị trình ra Chính phủ thành lập Hội đồng vùng, sau đó là xây dựng cơ chế điều phối vùng cũng như một số cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng. Bộ cũng đang có đề xuất thành lập 1 Quỹ riêng của vùng, giao cho Hội đồng vùng quyết định để đầu tư vào các hạ tầng chung của cả vùng, không đi theo phân bổ ngân sách hiện nay. Đây là hướng chủ động mạnh, mang tính đột phá hơn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Theo đại diện Bộ Công Thương, thực tiễn cho thấy để phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh hiện nay, cần phải tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới logistics, chợ đầu mối, các trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông minh gắn với các cảng biển, cảng hàng không và cửa khẩu ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh để phát huy tối đa lợi thế vùng, thúc đẩy giao thương nội và liên vùng, quốc tế. Đồng thời tận dụng tối đa các cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do để thu hút đầu tư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần một tổng chỉ huy để liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Cần một tổng chỉ huy để liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

VOV.VN - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang với trung tâm vùng là TP.HCM. Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết 53 (2005-2022), đến nay Vùng đã có những thành công nhất định trong phát triển kinh tế xã hội.

Cần một tổng chỉ huy để liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Cần một tổng chỉ huy để liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

VOV.VN - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang với trung tâm vùng là TP.HCM. Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết 53 (2005-2022), đến nay Vùng đã có những thành công nhất định trong phát triển kinh tế xã hội.

Nhiều “điểm nghẽn” trong liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Nhiều “điểm nghẽn” trong liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

VOV.VN - Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, hiện nay nền kinh tế Việt Nam được điều hành bởi Chính phủ và chính quyền các tỉnh chứ chưa được điều hành theo Vùng.

Nhiều “điểm nghẽn” trong liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Nhiều “điểm nghẽn” trong liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

VOV.VN - Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, hiện nay nền kinh tế Việt Nam được điều hành bởi Chính phủ và chính quyền các tỉnh chứ chưa được điều hành theo Vùng.

Hưng Yên khơi dậy khát vọng vươn lên vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Hưng Yên khơi dậy khát vọng vươn lên vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

VOV.VN - Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên đạt bình quân 8,38%/năm. Năm 2019, tổng sản phẩm bình quân đầu người ở mức cao đứng thứ 13 so với các tỉnh thành trong cả nước.

Hưng Yên khơi dậy khát vọng vươn lên vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Hưng Yên khơi dậy khát vọng vươn lên vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

VOV.VN - Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên đạt bình quân 8,38%/năm. Năm 2019, tổng sản phẩm bình quân đầu người ở mức cao đứng thứ 13 so với các tỉnh thành trong cả nước.