Virus nguy hiểm lọt ra ngoài - Ác mộng từ những phòng thí nghiệm sinh học

VOV.VN - Các biện pháp kiểm soát quốc tế đối với những trung tâm, nơi có những virus nguy hiểm được tạo ra và được nghiên cứu, đang cho thấy những điểm yếu đáng lo ngại.

Chúng ta đang chứng kiến một loại virus bé nhỏ có thể tàn phá hành tinh đông đúc và dày đặc các liên kết của mình như thế nào khi 166 triệu người trên thế giới mắc bệnh chỉ trong 18 tháng.

Theo số liệu chính thức, tổng số ca tử vong Covid-19 trên toàn cầu là 3,4 triệu trường hợp mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới cho biết số liệu thực tế có lẽ là khoảng 8 triệu hoặc thậm chí lớn hơn.

Mỹ thông báo nước này sẽ tiến hành điều tra về nguồn gốc virus SARS-CoV-2, trong đó có khả năng virus lọt ra khỏi phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, mặc dù WHO nhận định hồi đầu năm rằng giả thuyết này "hoàn toàn không thể xảy ra". Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng rủi ro của một dịch bệnh chết người luôn tiềm ẩn.

Hiện nay, một chuyên gia hàng đầu về chiến tranh sinh học đã kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 cân nhắc đến việc thắt chặt hơn nữa các biện pháp hạn chế, đồng thời cảnh báo, các phòng thí nghiệm sinh học với quy định an ninh lỏng lẻo có thể là cánh cửa cho những kẻ khủng bố.

Đại tá Hamish de Bretton-Gordon, một cựu chỉ huy Trung đoàn Hạt nhân, Sinh học và Hóa học của Anh đã trực tiếp nghiên cứu ảnh hưởng của chiến tranh sinh học và hóa học.

"Theo tôi, các phòng thí nghiệm sinh học và hóa học là mục tiêu của những kẻ khủng bố hoặc những người khác, vì thế việc khiến cho những đối tượng này không thể tiếp cận được các cơ sở đó là phụ thuộc vào chúng ta", chuyên gia này đánh giá.

Các biện pháp kiểm soát quốc tế đối với những trung tâm, nơi có những virus nguy hiểm được tạo ra và được nghiên cứu, đang cho thấy những điểm yếu đáng lo ngại.

Những cơ sở thí nghiệm sinh học nghiên cứu các loại bệnh khác nhau, tùy thuộc vào mức độ rủi ro sinh học tiềm ẩn mà được phân thành các cấp từ 1 đến 4 với cấp 4 là cấp cao nhất. Hơn 50 phòng thí nghiệm trên thế giới thuộc cấp 4, trong đó có phòng thí nghiệm Porton Down, gần Salisbury - Trung tâm nghiên cứu sinh học và hóa học tuyệt mật của Anh.

Porton Down thường được miêu tả như một tiêu chuẩn vàng về an toàn sinh học và các phòng thí nghiệm cấp 4 thường được quy định rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, các phòng thí nghiệm cấp 3 với các biện pháp được nới lỏng là loại phổ biến hơn. Đại tá Bretton-Gordon nói rằng có hơn 3.000 phòng thí nghiệm loại 3 trên thế giới.

Đa số các phòng thí nghiệm này đều tiến hành nghiên cứu y học nhưng có những phòng thí nghiệm thường liên quan đến việc lưu giữ và thí nghiệm các loại virus tương tự virus SARS-CoV-2.

So với mối đe dọa sinh học, những nghiên cứu về vũ khí hóa học dễ kiểm soát hơn nhiều. Tổ chức Cấm Sử dụng Vũ khí Hóa học (OPCW) được thành lập theo Công ước về Vũ khí Hóa học năm 1997 bao gồm 193 quốc gia thành viên. Tỏ chức này có quyền tiến hành các biện pháp kiểm tra thực địa để đảm bảo rằng không có nghiên cứu và quy trình phát triển bất hợp pháp nào đang diễn ra.

Tuy nhiên, việc kiểm soát các loại vũ khí và nghiên cứu sinh học thường ít nghiêm ngặt hơn. Công ước Vũ khí Sinh học (BWC) nhằm cấm các loại vũ khí sinh học có hiệu lực năm 1975 nhưng hầu như rất ít nước tham gia và tổ chức này chưa bao giờ có thể thông qua một cách thức xác minh hợp pháp nhằm đảm bảo các thành viên tuân thủ đầy đủ các điều khoản.

Đại tá Bretton-Gordon hy vọng những rủi ro từ các trung tâm sinh học trên thế giới sẽ nằm trong chương trình nghị sự tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 vào tháng 6. Ông đang vận động các bộ trưởng Anh thúc đẩy các quy định kiểm soát nghiêm ngặt hơn và trong số những người ủng hộ ông Bretton-Gordon có cả cựu Giám đốc CIA David Petraeus.

"Tôi nghĩ gần như bất kỳ Tổng thống Mỹ nào đều muốn ủng hộ quyết định này. Các nhà lãnh đạo trên thế giới nên thúc đẩy kế hoạch này. Một số người phản đối ý tưởng trên vì những lý do riêng nhưng tôi nghĩ hầu hết đều muốn thực hiện nó".

Trong hàng thập kỷ, các quốc gia đã nhấn mạnh đến việc cần kiểm soát vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các nghiên cứu tạo ra chúng. Tuy nhiên, với hơn 3,4 triệu ca tử vong vì Covid-19, mà thực tế con số có thể còn lên tới 8 triệu, nguy cơ virus thoát ra từ một trong 3.000 phòng thí nghiệm nếu chúng không được kiểm soát nghiêm ngặt có thể khiến mối đe dọa sinh học thậm chí còn nguy hiểm hơn nhiều./.

Tranh cãi chưa có hồi kết về nguồn gốc virus SARS-CoV-2

VOV.VN - Câu chuyện nguồn gốc virus SARS-CoV-2 đang nóng trở lại khi Tổng thống Biden ra lệnh cho lực lượng tình báo điều tra việc liệu Covid-19 có bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán hay không với ngày càng nhiều luồng thông tin mới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 “đáng kinh ngạc” sau khi tiêm vaccine Covid-19
Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 “đáng kinh ngạc” sau khi tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, các tế bào miễn dịch quan trọng sẽ tồn tại lâu dài trong tủy xương của những người từng nhiễm SARS-CoV-2 hoặc đã tiêm vaccine Covid-19.

Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 “đáng kinh ngạc” sau khi tiêm vaccine Covid-19

Khả năng miễn dịch SARS-CoV-2 “đáng kinh ngạc” sau khi tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, các tế bào miễn dịch quan trọng sẽ tồn tại lâu dài trong tủy xương của những người từng nhiễm SARS-CoV-2 hoặc đã tiêm vaccine Covid-19.

WHO kẹt giữa Mỹ - Trung khi cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 “nóng” trở lại
WHO kẹt giữa Mỹ - Trung khi cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 “nóng” trở lại

VOV.VN - "Cố gắng để cân bằng giữa việc theo đuổi các phương pháp điều tra mà Trung Quốc muốn và việc đáp ứng những mong đợi của Mỹ là một điều đầy thách thức", một chuyên gia về y tế toàn cầu tại Australia nhận định.

WHO kẹt giữa Mỹ - Trung khi cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 “nóng” trở lại

WHO kẹt giữa Mỹ - Trung khi cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 “nóng” trở lại

VOV.VN - "Cố gắng để cân bằng giữa việc theo đuổi các phương pháp điều tra mà Trung Quốc muốn và việc đáp ứng những mong đợi của Mỹ là một điều đầy thách thức", một chuyên gia về y tế toàn cầu tại Australia nhận định.

Bất bình đẳng vaccine làm trầm trọng hơn khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ
Bất bình đẳng vaccine làm trầm trọng hơn khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ

VOV.VN - Bất bình đẳng vaccine trong đại dịch Covid-19 đang xảy ra nghiêm trọng ở Ấn Độ, nơi khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng phân tầng xã hội.

Bất bình đẳng vaccine làm trầm trọng hơn khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ

Bất bình đẳng vaccine làm trầm trọng hơn khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ

VOV.VN - Bất bình đẳng vaccine trong đại dịch Covid-19 đang xảy ra nghiêm trọng ở Ấn Độ, nơi khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng phân tầng xã hội.