Ukraine vẫn ở thế bất lợi trong cuộc đấu UAV với Nga?

VOV.VN - Vừa qua dư luận chú ý nhiều đến các thông tin về các UAV (được cho là của Ukraine) tấn công thẳng vào thủ đô Moscow của Nga. Tuy nhiên, các cuộc tấn công đó dường như không mang lại nhiều lợi thế cho Ukraine.

Thiệt hại của Nga dường như không lớn

Nhiều người phương Tây phấn khích khi các máy bay không người lái (UAV) được cho là của Ukraine tấn công một khu vực ngoại ô phía Nam của thủ đô Moscow (Nga) vào ngày 30/5. Tuy nhiên, niềm phấn khích đó có lẽ không có cơ sở đáng kể. Vì các UAV nói trên gây ít thiệt hại cho Nga. Theo các nguồn tin của Nga, không có thương vong nghiêm trọng nào, một tòa nhà đã được sơ tán khi có cảnh báo. Cuộc tấn công bằng UAV nhằm vào Moscow chẳng thấm vào đâu so với các cuộc tấn cồng ồ ạt của Nga bằng UAV vào đêm trước đó.

Những gì diễn ra ở Moscow qua các tin tức từ Nga như sau: “Một UAV đánh trúng các tầng trên của một tòa chung cư trên phố Profsoyuznaya. Mặt trước và phần kính của các tầng trên đã bị phá hủy. Không có thương vong nào”.

Một UAV khác mang 3 quả bom đã bay vào một căn hộ ở tầng 14 của tòa nhà trên đại lộ Leninsky nhưng đã không phát nổ được.

Thị trưởng Sergei Sobyanin của Moscow nói rằng tổng cộng có 8 UAV, trong đó 5 UAV đã bị hệ thống phòng không Pantsir bắn hạ, 3 UAV còn lại bị gây nhiễu và mất kiểm soát, đâm vào các tòa chung cư.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh lắp các hệ thống phòng không Pantsir quanh thủ đô Moscow trong tháng 1/2023. Một hệ thống Pantsir cũng đã được lắp đặt tại dinh thự mùa hè của ông Putin ở Sochi.

Một số hệ thống Pantsir trong số này còn được lắp thẳng trên mái nhà, tức là xe chở của Pantsir đã được gỡ bỏ. Khi đặt Pantsir trên mái nhà, tầm bao quát của vũ khí này ở khu vực đô thị sẽ gia tăng đáng kể.

Có một video ghi cảnh một trong các đơn vị Pantsir bắn hạ một UAV trên bầu trời Moscow. UAV đó phát nổ thành một quả cầu lửa.

Nga vẫn nắm thế thượng phong trên bầu trời

Theo Moscow, loại UAV này là mới và do người Ukraine chế tạo. Phía Nga ước tính các UAV này có tầm bay xa và các cánh của UAV được bố trí ở phần thân phía trước nhằm giúp UAV mang được thêm thuốc nổ.

Ukraine tuyên bố họ chẳng liên quan đến vụ tấn công UAV nhằm vào Moscow. Giới chức Ukraine cũng hé lộ rằng các UAV này là do Trung Quốc sản xuất. Năm 2022 cũng có một số tin tức về một số UAV Trung Quốc được sử dụng ở Ukraine.

Hầu hết những ai chứng kiến cuộc tấn công này đều xem đó là cuộc trả đũa cho cuộc tấn công dữ dội của Nga bằng UAV và tên lửa vào Kiev. Cùng thời điểm với cuộc tấn công bằng UAV vào Moscow, người Ukraine đã đẩy mạnh pháo kích trên khắp khu vực biên giới theo hướng Belgorod, đánh trúng ít nhất 3 khu định cư.

Tuy nhiên, chiến sự thực sự vẫn là trên bầu trời Ukraine, nơi UAV và tên lửa Nga đánh vào Kiev và một số vị trí khác.

Tổng thống Putin nói rằng một trong các cuộc tấn công thành công của Nga là vào trụ sở cơ quan tình báo quân sự của Ukraine. Theo hãng truyền thông RT của chính phủ Nga, một số trung tâm chỉ huy của Ukraine đã bị phá hủy trong các cuộc tấn công trên lãnh thổ nước này.

Một trong các mục tiêu quan trọng nhất đối với Nga là Lữ đoàn không quân chiến thuật số 7, đặt trụ sở ở sân bay quân sự gần Starokonstantinov ở khu vực Khmelnitsky. Nơi đây có các máy bay cường kích Su-24M và Su-24MR đã được Anh chỉnh sửa để mang được các tên lửa hành trình Storm Shadow.

Storm Shadow do Anh và Pháp phát triển. Đây là tên lửa khó bị phát hiện, có tầm bay xa, phóng từ máy bay. Tên lửa do công ty Matra BAe Dynamics thiết kế. Công ty đó được thành lập vào tháng 8/1996 trên cơ sở sáp nhập 1 công ty của Pháp với 1 công ty của Anh. Ngày nay, Storm Shadow do MBDA Missile Systems sản xuất. Storm Shadow mang đầu đạn thông thường nặng 450kg. Chi phí mỗi quả tên lửa này là 2,7 triệu USD.

Lộ bí mật quan trọng?

Hiện lan truyền một câu chuyện rằng Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov và người đồng cấp Anh Ben Wallace đã công bố một tấm bưu thiếp mang hình ảnh máy bay Su-24 được trang bị tên lửa hành trình Storm Shadow. Tuy nhiên, có 1 vấn đề là ở góc trên bên phải của tấm bưu thiếp có biểu tượng của Lữ đoàn không quân chiến thuật số 7 - điều này giúp Nga biết máy bay nào mang tên lửa Storm Shadow và vị trí căn cứ của máy bay.

Vào ngày 29/5 Nga tấn công Lữ đoàn không quân chiến thuật số 7 tại Starokonstantinov. 5 máy bay Su-24 đã bị hư hại và phá hủy. Các cơ sở cất trữ tên lửa Storm Shadow cũng bị đánh trúng trong vụ tấn công do Nga thực hiện.

Hiện không rõ liệu lữ đoàn trên có phải là đơn vị duy nhất được trang bị tên lửa Storm Shadow. Tuy nhiên, ngay cả khi ấy, sự tổn thất về máy bay và tên lửa vẫn là đáng kể đối với Ukraine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga tố phương Tây lặng thinh về các vụ tấn công bằng UAV vào Moscow
Nga tố phương Tây lặng thinh về các vụ tấn công bằng UAV vào Moscow

VOV.VN - Giới chức Nga cho rằng các đồng minh phương Tây của Ukraine đáng lẽ phải lên án vụ tấn công bằng UAV vào thủ đô Moscow. Họ cho rằng việc phương Tây từ chối lên án là bằng chứng cho thấy Nga đang đối đầu thực sự với phương Tây.

Nga tố phương Tây lặng thinh về các vụ tấn công bằng UAV vào Moscow

Nga tố phương Tây lặng thinh về các vụ tấn công bằng UAV vào Moscow

VOV.VN - Giới chức Nga cho rằng các đồng minh phương Tây của Ukraine đáng lẽ phải lên án vụ tấn công bằng UAV vào thủ đô Moscow. Họ cho rằng việc phương Tây từ chối lên án là bằng chứng cho thấy Nga đang đối đầu thực sự với phương Tây.

UAV tấn công thủ đô Moscow có thể được cài sẵn lộ trình
UAV tấn công thủ đô Moscow có thể được cài sẵn lộ trình

VOV.VN - Nhận định về vụ tấn công bằng UAV tại Nga hôm 30/5, chuyên gia Denis Oslomenko cảnh báo người dân không nên bắn hạ máy bay không người lái (UAV).

UAV tấn công thủ đô Moscow có thể được cài sẵn lộ trình

UAV tấn công thủ đô Moscow có thể được cài sẵn lộ trình

VOV.VN - Nhận định về vụ tấn công bằng UAV tại Nga hôm 30/5, chuyên gia Denis Oslomenko cảnh báo người dân không nên bắn hạ máy bay không người lái (UAV).

Nga tuyên bố xóa sổ chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở Odessa
Nga tuyên bố xóa sổ chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở Odessa

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov hôm 31/5 cho biết lực lượng Không gian vũ trụ của quân đội Nga đã phá hủy chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở cảng Odessa.

Nga tuyên bố xóa sổ chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở Odessa

Nga tuyên bố xóa sổ chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở Odessa

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov hôm 31/5 cho biết lực lượng Không gian vũ trụ của quân đội Nga đã phá hủy chiến hạm cuối cùng của Ukraine ở cảng Odessa.

Nga thay đổi đường bay của tên lửa và UAV để gây rối cho hệ thống Ukraine
Nga thay đổi đường bay của tên lửa và UAV để gây rối cho hệ thống Ukraine

VOV.VN - Nga bất ngờ gia tăng trở lại các cuộc không kích bằng tên lửa và UAV nhằm vào thủ đô Kiev và cả các nơi khác của Ukraine. Phía Ukraine thừa nhận Nga đã thay đổi chiến thuật để gây khó cho hệ thống phòng không của Ukraine.

Nga thay đổi đường bay của tên lửa và UAV để gây rối cho hệ thống Ukraine

Nga thay đổi đường bay của tên lửa và UAV để gây rối cho hệ thống Ukraine

VOV.VN - Nga bất ngờ gia tăng trở lại các cuộc không kích bằng tên lửa và UAV nhằm vào thủ đô Kiev và cả các nơi khác của Ukraine. Phía Ukraine thừa nhận Nga đã thay đổi chiến thuật để gây khó cho hệ thống phòng không của Ukraine.

Thứ trưởng Nga tiết lộ thông tin mới về vụ tấn công điện Kremlin bằng UAV
Thứ trưởng Nga tiết lộ thông tin mới về vụ tấn công điện Kremlin bằng UAV

VOV.VN - Mikhail Galuzin - Thứ trưởng Ngoại giao Nga vừa tái nhận định vụ tấn công bằng UAV vào điện Kremlin ở Moscow là một nỗ lực ám sát Tổng thống Putin ngay tại di sản văn hóa UNESCO. Ông tiết lộ, nhiều nước bày tỏ phản đối cách tiếp cận của phương Tây.

Thứ trưởng Nga tiết lộ thông tin mới về vụ tấn công điện Kremlin bằng UAV

Thứ trưởng Nga tiết lộ thông tin mới về vụ tấn công điện Kremlin bằng UAV

VOV.VN - Mikhail Galuzin - Thứ trưởng Ngoại giao Nga vừa tái nhận định vụ tấn công bằng UAV vào điện Kremlin ở Moscow là một nỗ lực ám sát Tổng thống Putin ngay tại di sản văn hóa UNESCO. Ông tiết lộ, nhiều nước bày tỏ phản đối cách tiếp cận của phương Tây.

Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?
Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?

VOV.VN - “Móng tay nhọn” liệu có bóc được “vỏ quýt” cực dày? Đây là tình huống giữa bom xuyên phá khủng GBU-57 MOP của Mỹ và phương án xây cơ sở hạt nhân của Iran nằm rất sâu dưới núi.

Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?

Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?

VOV.VN - “Móng tay nhọn” liệu có bóc được “vỏ quýt” cực dày? Đây là tình huống giữa bom xuyên phá khủng GBU-57 MOP của Mỹ và phương án xây cơ sở hạt nhân của Iran nằm rất sâu dưới núi.

Vì sao chiến dịch mùa xuân của Ukraine chưa bắt đầu dù mùa hè cận kề?
Vì sao chiến dịch mùa xuân của Ukraine chưa bắt đầu dù mùa hè cận kề?

VOV.VN - Chỉ còn độ một tuần nữa là Ukraine chính thức bước vào mùa hè 2023. Thế nhưng chiến dịch phản công vào mùa xuân mà họ tiết lộ bấy lâu nay vẫn chưa thực sự bắt đầu. Nguyên nhân là gì?

Vì sao chiến dịch mùa xuân của Ukraine chưa bắt đầu dù mùa hè cận kề?

Vì sao chiến dịch mùa xuân của Ukraine chưa bắt đầu dù mùa hè cận kề?

VOV.VN - Chỉ còn độ một tuần nữa là Ukraine chính thức bước vào mùa hè 2023. Thế nhưng chiến dịch phản công vào mùa xuân mà họ tiết lộ bấy lâu nay vẫn chưa thực sự bắt đầu. Nguyên nhân là gì?

Máy bay tiêm kích F-16 gửi tới Ukraine: Hiệu quả hay lãng phí thời gian?
Máy bay tiêm kích F-16 gửi tới Ukraine: Hiệu quả hay lãng phí thời gian?

VOV.VN - Các nước sở hữu máy bay tiêm kích đa nhiệm F-16 Viper, bao gồm Hà Lan, vừa bày tỏ sẵn lòng chuyển giao loại máy bay này cho Ukraine. Câu hỏi đặt ra là nỗ lực đó có hiệu quả không hay chỉ là sự lãng phí thời gian và nguồn lực của phương Tây?

Máy bay tiêm kích F-16 gửi tới Ukraine: Hiệu quả hay lãng phí thời gian?

Máy bay tiêm kích F-16 gửi tới Ukraine: Hiệu quả hay lãng phí thời gian?

VOV.VN - Các nước sở hữu máy bay tiêm kích đa nhiệm F-16 Viper, bao gồm Hà Lan, vừa bày tỏ sẵn lòng chuyển giao loại máy bay này cho Ukraine. Câu hỏi đặt ra là nỗ lực đó có hiệu quả không hay chỉ là sự lãng phí thời gian và nguồn lực của phương Tây?