Rao bán mật gấu, cao hổ trên Facebook, một đối tượng bị xử phạt 70 triệu

VOV.VN - UBND tỉnh Hà Giang vừa quyết định xử phạt bà Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1982, trú tại phường Minh Khai, thành phố Hà Giang) 70 triệu đồng do quảng cáo, rao bán các sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên Facebook

Trước đó, từ tháng 04/2022, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) đã nhận được tin báo từ người dân về việc bà Hà sử dụng tài khoản Facebook với tên “Dược liệu Hà My” để đăng tải hàng trăm bài viết quảng cáo bán động vật hoang dã. Các sản phẩm động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm như cao hổ, mật gấu, túi mật gấu liên tục được bà Hà quảng cáo là có tác dụng chữa nhiều loại bệnh thậm chí cả “phòng ngừa” hay “điều trị” ung thư.

Các loài hổ, gấu đều là những loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được bảo vệ ở cấp độ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế. Hành vi tàng trữ, buôn bán các sản phẩm như cao hổ, mật gấu hoàn toàn bị nghiêm cấm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến 5 năm tù đối với cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Ngay cả khi quảng cáo rao bán (dù là trên Internet), đối tượng vi phạm cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với cá nhân theo Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP nêu trên.

Cũng theo Trung tâm Giáo dục thiên nhiên ENV, hiện nay, hoạt động quảng cáo, buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm như cao hổ, mật gấu vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, đẩy các loài động vật hoang dãnày đến gần hơn với nguy cơ tuyệt chủng. Các đối tượng buôn bán thường tìm mọi cách để quảng cáo, “thần thánh hóa” tác dụng chữa bệnh của các sản phẩm từ động vật hoang dã. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có những căn cứ khoa học vững chắc cho thấy công dụng chữa bệnh của các loại “thần dược” có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Một số tác dụng (nếu có) của các sản phẩm động vật hoang dã hoàn toàn có thể thay thế bằng các loại thảo dược hoặc các phương thuốc trên cơ sở nghiên cứu khoa học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ động giám sát bệnh đậu mùa khỉ trên động vật hoang dã
Chủ động giám sát bệnh đậu mùa khỉ trên động vật hoang dã

VOV.VN - Một số nước ở khu vực Châu Á cũng đã bắt đầu ghi nhận một số ca bệnh đậu mùa khỉ trên người. Tác nhân gây bệnh là virus đậu mùa có nguồn gốc từ động vật, cụ thể ở đây là trên khỉ.

Chủ động giám sát bệnh đậu mùa khỉ trên động vật hoang dã

Chủ động giám sát bệnh đậu mùa khỉ trên động vật hoang dã

VOV.VN - Một số nước ở khu vực Châu Á cũng đã bắt đầu ghi nhận một số ca bệnh đậu mùa khỉ trên người. Tác nhân gây bệnh là virus đậu mùa có nguồn gốc từ động vật, cụ thể ở đây là trên khỉ.

Săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã đang gây ra đợt tuyệt chủng lần thứ 6
Săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã đang gây ra đợt tuyệt chủng lần thứ 6

VOV.VN - Săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã làm suy giảm đa dạng sinh học, gây ra nguy cơ tạo nên đợt tuyệt chủng lần thứ 6, đe dọa đến sự tồn tại của loài người.

Săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã đang gây ra đợt tuyệt chủng lần thứ 6

Săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã đang gây ra đợt tuyệt chủng lần thứ 6

VOV.VN - Săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã làm suy giảm đa dạng sinh học, gây ra nguy cơ tạo nên đợt tuyệt chủng lần thứ 6, đe dọa đến sự tồn tại của loài người.

Hơn 7.651 vụ vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trong năm 2020
Hơn 7.651 vụ vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trong năm 2020

VOV.VN - Theo thống kê, trong năm 2020, riêng tại Việt Nam các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 7.651 vụ vi phạm về động vật hoang dã trong năm 2020.

Hơn 7.651 vụ vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trong năm 2020

Hơn 7.651 vụ vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã trong năm 2020

VOV.VN - Theo thống kê, trong năm 2020, riêng tại Việt Nam các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 7.651 vụ vi phạm về động vật hoang dã trong năm 2020.