Những phụ nữ nơi đất rừng U Minh chống dịch

VOV.VN - Phòng, chống dịch COVID-19, điều trị F0 chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng những nữ y bác sĩ nơi đất rừng U Minh hạ, tỉnh Cà Mau luôn nhiệt tình tham gia. Không chỉ đóng góp cho cuộc chiến chống dịch, họ còn muốn khẳng định vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

Những ngày này, công tác chống dịch COVID-19 đối với BS Phạm Hồng Nếu (Trạm Y tế xã Khánh Hội, huyện U Minh, Cà Mau) đã bớt áp lực hơn rất nhiều. Tuy vậy, chị vẫn thường xuyên phải đi vỏ lãi (phương tiện giao thông thủy), thậm chí lội bộ để đi thăm khám hay tiêm vắc xin cho những người lớn tuổi, đi lại khó khăn. Còn vào cao điểm người dân trở về quê như tháng 10 năm ngoái, chị Nếu thường xuyên ở trong các khu cách ly.

Có con nhỏ, cha mẹ già nên ban đầu khi tham gia công tác phòng chống dịch, người thân rất băn khoăn, sợ chị bị nhiễm bệnh. Chị Nếu đã thuyết phục chồng bằng hai từ “trách nhiệm”. Chị cho biết đây là lúc người dân cần mình nhất, là lúc người bác sĩ phát huy vai trò, trách nhiệm của mình.

Đặc biệt, đối với Trạm Y tế chỉ có 2 bác sĩ như xã Khánh Hội thì vai trò của chị Phạm Hồng Nếu lại càng quan trọng hơn: “Xác định vào ngành y tế nên tôi làm bằng cả tâm huyết của mình, coi người bệnh, người nhiễm COVID-19 như người thân của mình. Tôi luôn tận tình chăm sóc, tận tình tư vấn, giúp đỡ khi người ta gặp khó khăn. Điều mong muốn nhất là góp phần để công tác chống dịch đạt hiệu quả. Mọi người cùng chung tay góp sức chống dịch, riêng với các chị em phụ nữ thì hãy cố gắng lên để góp phần vào công tác chốt dịch thật tốt”.

Đất rừng U Minh ngày nay đã có nhiều đổi thay nhưng nhiều nơi giao thông đi lại vẫn khó khăn. Trong cái nắng đổ lửa mùa hạn, hình ảnh chị Nếu đẫm mồ hôi khi lội bộ đi tiêm vaccine cho các cụ lớn tuổi đã thành quen.

Đó cũng là lúc người bác sĩ tận tâm vui, hạnh phúc nhất, bởi hơn ai hết, chị biết những người dân cần được tiêm vaccine nhất. Điều đáng quý là ở nơi đất rừng này, có rất nhiều nữ bác sĩ đang cống hiến trong công tác phòng chống dịch như vậy. Riêng trong các khu cách ly điều trị F0 của huyện U Minh thường trực có hơn 30 nữ cán bộ, viên chức làm nhiệm vụ chống dịch.

Bác sĩ Trịnh Thị Kiều Trinh, Trung tâm y tế huyện U Minh cũng vậy, từ thời điểm dịch bùng phát đến nay ở trong khu cách ly điều trị nhiều hơn ở ngoài. Ít ai biết rằng, chị Trinh là con một nên cha mẹ không đồng ý cho chị tham gia vào công đoạn chống dịch nguy hiểm nhất. Nhưng người bác sĩ mới 3 tuổi nghề đã tìm mọi cách để thuyết phục cha mẹ mình.

Chị Trịnh Thị Kiều Trinh luôn hết mình trong công tác chống dịch không chỉ vì luôn khắc ghi hai chữ “y đức” mà còn làm vì mình là “một nửa của thế giới”, có thể mang sức đóp góp cho xã hội sẽ làm: “Khi nào tôi còn cống hiến được tôi sẽ cống hiến, từ việc lớn đến việc nhỏ. Tôi đã cống hiến hết mình cho công tác phòng chống dịch. Tôi cũng muốn gửi gắm tới những người phụ nữ là bây giờ không phân biệt phái yếu nữa, mình không sống thụ động, có thể làm, đóng góp gì cho xã hội thì mình cứ làm. Qua đó, ngày càng khẳng định được vai trò của người phụ nữ trong xã hội”.

Toàn huyện U Minh có 256 cán bộ, viên chức y tế, trong đó, có 115 cán bộ nữ trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19. Những nữ y, bác sĩ nơi đất rừng đã luôn hết mình phục vụ.

Ông Quách Văn Phương, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện U Minh bày tỏ: “Nói chung đối với các chị em phụ nữ khi thực hiện công tác phòng chống dịch này rất vất vả, đi lại khó khăn rồi về còn gia đình, người thân. Nhưng khi phân công thì chị em tham gia rất tốt. Có những lúc chúng tôi phải tăng cường lực lượng cho đơn vị khác, huyện khác, làm ngày, làm đêm nhưng chị em vẫn vui vẻ nhận nhiệm vụ. Không quản ngại khó khăn, chị em cũng ý thức được “chống dịch như chống giặc”. Điều trị COVID-19 thì phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, tỷ lệ lây nhiễm lớn nhưng các chị em luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công”.

Những nữ y, bác sĩ nơi đất rừng U Minh hạ, tỉnh Cà Mau đã luôn miệt mài gìn giữ sức khỏe người dân địa phương. Có những thiệt thòi vì là phái yếu, phải lo cho gia đình nhiều hơn nhưng họ luôn biết cách sắp xếp để làm tốt trách nhiệm. Đặc biệt, với sự cống hiến không biết mệt mỏi trong xuất thời gian dịch bệnh vừa qua, các nữ y bác sĩ nơi đất rừng càng khẳng định được mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cả nước ghi nhận thêm 142.136 ca COVID-19, bệnh nhân nặng là 4.208
Cả nước ghi nhận thêm 142.136 ca COVID-19, bệnh nhân nặng là 4.208

VOV.VN - Tính từ 16h ngày 5/3 đến 16h ngày 6/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 142.136 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 92.874 ca trong cộng đồng.

Cả nước ghi nhận thêm 142.136 ca COVID-19, bệnh nhân nặng là 4.208

Cả nước ghi nhận thêm 142.136 ca COVID-19, bệnh nhân nặng là 4.208

VOV.VN - Tính từ 16h ngày 5/3 đến 16h ngày 6/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 142.136 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 92.874 ca trong cộng đồng.

Sẽ xem xét F0 nào nên đi làm, chứ không áp dụng đại trà
Sẽ xem xét F0 nào nên đi làm, chứ không áp dụng đại trà

Các chuyên gia đều đồng thuận, đã đến lúc xem xét cho F0 đi làm. Tuy nhiên, phải phù hợp từng loại hình, tình huống thay vì áp dụng đại trà. 

Sẽ xem xét F0 nào nên đi làm, chứ không áp dụng đại trà

Sẽ xem xét F0 nào nên đi làm, chứ không áp dụng đại trà

Các chuyên gia đều đồng thuận, đã đến lúc xem xét cho F0 đi làm. Tuy nhiên, phải phù hợp từng loại hình, tình huống thay vì áp dụng đại trà. 

Tạm đóng cửa vì Covid-19, quán karaoke chuyển sang trông xe, bán cà phê
Tạm đóng cửa vì Covid-19, quán karaoke chuyển sang trông xe, bán cà phê

VOV.VN - Mới mở cửa trở lại sau nhiều tháng đóng cửa, các quán karaoke ở 13 phường, xã tăng cấp độ dịch lên cấp độ 3- vùng cam ở TP.HCM lại phải tạm dừng hoạt động. Để khắc phục khó khăn, một số quán chuyển sang trông giữ xe, bán cơm, cà phê,…để trả tiền thuê mặt bằng, giữ chân nhân công.

Tạm đóng cửa vì Covid-19, quán karaoke chuyển sang trông xe, bán cà phê

Tạm đóng cửa vì Covid-19, quán karaoke chuyển sang trông xe, bán cà phê

VOV.VN - Mới mở cửa trở lại sau nhiều tháng đóng cửa, các quán karaoke ở 13 phường, xã tăng cấp độ dịch lên cấp độ 3- vùng cam ở TP.HCM lại phải tạm dừng hoạt động. Để khắc phục khó khăn, một số quán chuyển sang trông giữ xe, bán cơm, cà phê,…để trả tiền thuê mặt bằng, giữ chân nhân công.