"Vườn no ấm" ở vùng cao Lai Châu

VOV.VN - Theo kết quả nghiên cứu, tỉnh Lai Châu hiện có gần 900 loại dược liệu, với nhiều loại có giá trị kinh tế cao.

Từ bao đời nay, người dân vùng cao Lai Châu vẫn thường lấy các loại lá cây thuốc, dược liệu từ rừng về để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, giờ đây, các giống dược liệu ấy đã, đang được đưa vào sản xuất, mở ra một hướng đi mới giúp bà con có thu nhập, từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.

Là người Dao - dân tộc vốn có nhiều bài thuốc quý từ cây dược liệu, lại đang công tác tại Trạm y tế xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, nên việc trồng, nhân rộng các vườn dược liệu xung quanh nhà, quanh bản làng là điều mà anh Phản Phu Liêu ấp ủ từ lâu. 

Sau những chuyến đi thăm quan, tìm hiểu những mô hình hiệu quả của bà con trong vùng, năm 2018, anh quyết định trồng thử nghiệm hơn 4.000 gốc tam thất, chi phí đầu tư ban đầu vào khoảng 600 triệu đồng. Giờ đây, mô hình của anh đã cho thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm và cái tên "anh Liêu tam thất" được rất nhiều người biết đến.

Anh Liêu chia sẻ: “Phải cố gắng đầu tư mô hình để mình giữ, bảo tồn lại những cây dược liệu của Việt Nam chúng ta. Thứ hai là mình có thể hướng dẫn bà con có thể làm để làm kinh tế, tăng thêm thu nhập của gia đình. Cây dược liệu này thì quá trình chăm sóc và phát triển rất chậm, có thể là 6-7 năm thì mới được hơn 1 lạng thôi nên thời gian chăm sóc rất lâu”.

Nhận thấy tiềm năng, hiệu quả từ trồng dược liệu và cũng nhờ những chia sẻ, giúp đỡ từ anh Liêu, ông Tẩn Chin Xu, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Sì Lở Lầu cũng đã chuyển đổi mảnh vườn tạp của gia đình sang trồng dược liệu. Tường bao, mái che vẫn còn rất mới, nhưng không phụ công người chăm bón, những hạt giống trong vườn đã nảy mầm xanh từ đất. Các giống cây dược liệu, trong đó có tam thất vốn phát triển chậm, cây cũng không cao lớn, kích cỡ củ cũng tăng chậm qua từng năm, vì thế càng làm nên giá trị kinh tế của giống cây quý này.

“Trồng cây dược liệu chủ yếu là mình phải theo dõi thời tiết, vì mưa nhiều quá nó sẽ bị úng nước ở dưới củ nên nó hay bị thối. Nếu thời tiết khô hanh, chỉ cần một ngày tưới một lần thôi là nó cũng đủ độ ẩm để phát triển rồi”, ông Tẩn Chin Xu chia sẻ.

Xã biên giới Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ được biết tới với tên gọi 12 tầng dốc, nằm ở phía bắc, cách trung tâm huyện Phong Thổ hơn 80km. Đây được coi là “thánh địa dược liệu” của tỉnh Lai Châu, khi bà con dân tộc Dao vẫn thường sử dụng các cây dược liệu từ rừng để chữa trị nhiều loại bệnh. Các loại lá thuốc, cây dược liệu để sắc uống, để bôi, để đắp, để tắm vốn đã rất thân thuộc với đồng bào nơi đây và được xem là món quà quý từ núi rừng. 

Ông Tẩn Lao San, Phó Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết: “Xã cũng đã mở lớp tập huấn cho hơn 60 người dân tham gia, trồng mô hình Tam thất với Thất diệp nhất chi hoa. Xã cũng đã tìm kiếm các doanh nghiệp, hợp tác xã để liên kết thu mua cho người dân. Các mô hình cây dược liệu năm 2021 xã đã triền khai đều tốt hơn so với các năm trước”.

Theo kết quả nghiên cứu, tỉnh Lai Châu hiện có gần 900 loại dược liệu, với nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Toàn tỉnh hiện cũng đã trồng được hơn 17.800 ha cây dược liệu, bao gồm: quế, sơn tra, sa nhân, thảo quả, sâm Lai Châu, bảy lá một hoa, đương quy.... Riêng cây quế và sơn tra, người dân thực hiện trồng theo Đề án của tỉnh phê duyệt; còn các loại dược liệu khác, người dân tự đầu tư trồng, hoặc tỉnh hỗ trợ theo các chương trình, dự án trồng sa nhân, bảy lá một hoa, sâm Lai Châu...

Ông Vương Thế Mẫn, Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho hay: “Địa phương luôn khuyến khích, tạo điều kiện để người dân đẩy mạnh trồng, sản xuất dược liệu với quy trình canh tác mới, cho sản phẩm đạt chất lượng tốt: Lợi thế của huyện là có những vùng đất, vùng khí hậu có lợi thế tự nhiên tốt cho cây thảo dược. Hiện nay là trên địa bàn có những cây như là Thất diệp nhất chi hoa, Sâm Lai Châu, rồi Sa nhân tím và nhiều loại dược liệu khác. Đây là một lợi thế và là sản phẩm mà huyện cần phải phát triển để đem lại lợi ích cho bà con nhân dân. Chúng tôi chú trọng làm các sản phẩm OCOP để xây dựng các thương hiệu uy tín, tìm thì trường đầu ra, tạo giá trị đặc biệt cho sản phẩm”.

Trồng và phát triển các vườn dược liệu ở các bản làng vùng cao, đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, vừa góp phần bảo tồn các giống cây quý, hạn chế khai thác quá mức từ tự nhiên. Đây là quyết tâm của các cấp ngành và người dân Lai Châu. Thời gian qua, tỉnh cũng đã chỉ đạo các ban, ngành chức năng và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về bảo tồn, đầu tư, phát triển cây dược liệu.

Ông Đặng Văn Châu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu cho biết, ngoài kêu gọi đầu tư, mở rộng diện tích, ngành nông nghiệp cũng cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn người dân áp dụng quy trình kỹ thuật mới trong sản xuất, thu hái, bảo quản dược liệu để nâng cao chất lượng, mẫu mã khi tiêu thụ. Các địa phương cũng đã lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình 30a, Chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ phát triển sản xuất, sự nghiệp khoa học… để giúp bà con phát triển cây dược liệu, mang lại thu nhập cao.

“Hiện nay một số vùng phát triển cây dược liệu ở vùng cao, bà con cũng đã hình thành một số sản phẩm để đưa ra thị trường; được đưa vào sản phẩm OCOP đánh giá phân hạng 3 sao, ví dụ như cây Atiso, rồi cây Giảo cổ lam, chè dây, thuốc phong tê thấp... Tỉnh cũng đang hỗ trợ trên tinh thần phát triển các sản phẩm OCOP và hỗ trợ xúc tiến thương mại cho bà con để thúc đẩy sản xuất”, ông Châu nói.

Để những vườn dược liệu thực sự trở thành những khu vườn no ấm, rất cần sự chung sức, đồng lòng của chính quyền địa phương, các nhà khoa học, người trồng dược liệu và các đơn vị thu mua, tiêu thụ. Nếu liên kết này được bền chặt,  thì chắc chắn, phát triển sản xuất dược liệu sẽ là hướng đi đúng đắn, bền vững, bởi nhu cầu chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người là tất yếu, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hỏa hoạn nghiêm trọng, một hộ nghèo ở Yên Bái mất nhà giáp Tết
Hỏa hoạn nghiêm trọng, một hộ nghèo ở Yên Bái mất nhà giáp Tết

VOV.VN - Hoả hoạn xảy ra làm một hộ nghèo ở tỉnh Yên Bái mất nhà ngay trong những ngày giáp Tết nguyên đán, khiến cuộc sống rất khó khăn.

Hỏa hoạn nghiêm trọng, một hộ nghèo ở Yên Bái mất nhà giáp Tết

Hỏa hoạn nghiêm trọng, một hộ nghèo ở Yên Bái mất nhà giáp Tết

VOV.VN - Hoả hoạn xảy ra làm một hộ nghèo ở tỉnh Yên Bái mất nhà ngay trong những ngày giáp Tết nguyên đán, khiến cuộc sống rất khó khăn.

2.300 suất quà Tết đến với người nghèo Yên Bái
2.300 suất quà Tết đến với người nghèo Yên Bái

VOV.VN - Chiều nay (20/1), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức tiếp nhận 1.300 suất quà, trị giá 650 triệu đồng, do ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái hỗ trợ.

2.300 suất quà Tết đến với người nghèo Yên Bái

2.300 suất quà Tết đến với người nghèo Yên Bái

VOV.VN - Chiều nay (20/1), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức tiếp nhận 1.300 suất quà, trị giá 650 triệu đồng, do ngân hàng Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái hỗ trợ.

Người về Yên Bái nghỉ Tết không cần trình kết quả xét nghiệm
Người về Yên Bái nghỉ Tết không cần trình kết quả xét nghiệm

VOV.VN - Tất cả công dân về địa phương nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 không phải xuất trình phiếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Người về Yên Bái nghỉ Tết không cần trình kết quả xét nghiệm

Người về Yên Bái nghỉ Tết không cần trình kết quả xét nghiệm

VOV.VN - Tất cả công dân về địa phương nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 không phải xuất trình phiếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Yên Bái tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết
Yên Bái tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết

VOV.VN - Năm 2021, tỉnh Yên Bái xảy ra hai vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, làm 88 người bị ngộ độc phải cấp cứu.

Yên Bái tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết

Yên Bái tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết

VOV.VN - Năm 2021, tỉnh Yên Bái xảy ra hai vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, làm 88 người bị ngộ độc phải cấp cứu.