Nikkei Asia: Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về đà phục hồi sau COVID-19

VOV.VN - Chủ trì cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022, Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nhấn mạnh, qua hơn 3/4 chặng đường của năm 2022, Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Người phát ngôn Chính phủ cho biết, tháng 10/2022 là thời điểm sau 1 năm khi Chính phủ đã ban hành và triển khai Nghị quyết 128 về "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội. 

Về kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt, kinh tế - xã hội nước ta tháng 10/2022 và 10 tháng tiếp tục đà phục hồi, phát triển nhanh và mạnh với nhiều điểm sáng, nổi bật. Cụ thể, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng tăng 2,89%; kim ngạch XNK đạt hơn 616 tỷ USD, tăng 14,1%, xuất siêu 9,4 tỷ USD, riêng tháng 10 xuất siêu 2,27 tỷ USD; cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 0,8% so tháng trước và tăng 10,2% so cùng kỳ...

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 6,3% so cùng kỳ và 10 tháng tăng 9%; 61/63 tỉnh, thành phố có chỉ số công nghiệp 10 tháng tăng. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định và có tăng trưởng, bảo đảm tiến độ sản xuất, tái đàn, tái vụ, phục vụ nhu cầu dịp cuối năm và trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Thương mại, dịch vụ sôi động, phục hồi nhanh ở tất cả các ngành. Khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng đạt gần 2,4 triệu lượt, tăng 18,8 lần so cùng kỳ. Tình hình đăng ký doanh nghiệp khởi sắc, với số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trong 10 tháng là 178.500, tăng 38,3% so cùng kỳ, gấp gần 1,5 lần số doanh nghiệp rút lui.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tăng cường. Cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh; các nghị định về tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ các bộ, ngành tiếp tục được tập trung hoàn thiện, ban hành với tinh thần giảm đầu mối, giảm khâu trung gian. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác đối ngoại được đẩy mạnh. Nhiều dự án, vấn đề tồn đọng hoặc các vấn đề nóng, đột xuất phát sinh được tập trung chỉ đạo, xử lý quyết liệt, giải quyết phù hợp, hiệu quả.

"Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng năm 2022 và 2023, trong đó dự báo về tăng trưởng GDP năm 2022 hầu hết ở mức từ 7,5-8,2%. Nikkei Asia đánh giá Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về đà phục hồi sau đại dịch COVID-19 (đứng thứ 8 thế giới)", Bộ trưởng Trần Văn Sơn nói.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, nước ta còn không ít khó khăn, thách thức phải đối mặt, xử lý. Trong đó nổi lên là tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng suy giảm; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; sức ép về lạm phát, điều hành tỷ giá; hoạt động của thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, lao động, khoa học công nghệ chưa thật hiệu quả.

Việc triển khai một số nhiệm vụ của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân còn chậm. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cục bộ ở một số bệnh viện, địa phương chưa được xử lý dứt điểm. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn…

"Chỉ đạo các nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm chỉ đạo, điều hành càng khó khăn, càng có nhiều thách thức thì càng phải đoàn kết thống nhất… Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, nhưng phải xử lý nghiêm minh những sai phạm làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích chung, có như vậy mới bảo vệ được người làm đúng, những người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; bảo đảm an ninh, an toàn về tiền tệ, tín dụng, tài chính, nợ công, lương thực, năng lượng; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu); tăng cường quản lý, kiểm soát giá, xây dựng kịch bản điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất kinh doanh và đời sống, nhất là các mặt hàng xăng dầu, lương thực, thực phẩm...", ông Trần Văn Sơn nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều doanh nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu thiếu nhân công do lao động “nhảy việc” 
Nhiều doanh nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu thiếu nhân công do lao động “nhảy việc” 

VOV.VN - Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, dự kiến từ nay đến cuối năm, nhiều doanh nghiệp may mặc, da giày, xây dựng… sẽ thiếu hụt lao động do tình trạng nhảy việc của người lao động.

Nhiều doanh nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu thiếu nhân công do lao động “nhảy việc” 

Nhiều doanh nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu thiếu nhân công do lao động “nhảy việc” 

VOV.VN - Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết, dự kiến từ nay đến cuối năm, nhiều doanh nghiệp may mặc, da giày, xây dựng… sẽ thiếu hụt lao động do tình trạng nhảy việc của người lao động.

10 tháng của năm 2022, Việt Nam xuất khẩu ước đạt gần 313 tỷ USD
10 tháng của năm 2022, Việt Nam xuất khẩu ước đạt gần 313 tỷ USD

VOV.VN - Theo Tổng Cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 30,27 tỷ USD. 10 tháng ước đạt gần 313 tỷ USD, tăng gần 169% so với cùng kỳ năm trước.

10 tháng của năm 2022, Việt Nam xuất khẩu ước đạt gần 313 tỷ USD

10 tháng của năm 2022, Việt Nam xuất khẩu ước đạt gần 313 tỷ USD

VOV.VN - Theo Tổng Cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 ước đạt 30,27 tỷ USD. 10 tháng ước đạt gần 313 tỷ USD, tăng gần 169% so với cùng kỳ năm trước.

TP.HCM quyết tâm có mặt bằng để sớm khởi công Vành đai 3
TP.HCM quyết tâm có mặt bằng để sớm khởi công Vành đai 3

VOV.VN - Dự án Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài hơn 76km đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An; tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến là 75.378 tỷ đồng, dùng ngân sách địa phương có hỗ trợ từ Trung ương.

TP.HCM quyết tâm có mặt bằng để sớm khởi công Vành đai 3

TP.HCM quyết tâm có mặt bằng để sớm khởi công Vành đai 3

VOV.VN - Dự án Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài hơn 76km đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An; tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự kiến là 75.378 tỷ đồng, dùng ngân sách địa phương có hỗ trợ từ Trung ương.