Chứng khoán châu Á hồi phục ngoạn mục sau phiên bán tháo mạnh nhất trong lịch sử

VOV.VN - Chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc đã hồi phục ngoạn mục ngày hôm qua (6/8), chỉ một ngày sau phiên bán tháo mạnh nhất trong lịch sử, giữa lúc xuất hiện những lo ngại Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) phản ứng quá chậm trước các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang suy yếu và có thể buộc phải thực hiện một loạt đợt cắt giảm lãi suất nhanh chóng.

 Trong phiên giao dịch ngày hôm qua (6/8), chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh, với biên độ trong ngày lớn nhất kể từ tháng 10/2008, dẫn đầu các thị trường tăng cao trên khắp châu Á trong một sự đảo ngược đáng kinh ngạc của đợt bán tháo toàn cầu vào ngày hôm trước. Chỉ số Topix tăng hơn 10% khi các nhà đầu tư bắt đầu săn hàng "hời" và đồng yên ổn định ở mức khoảng 144,607 yên đổi 1 USD sau khi tăng mạnh trong những tuần gần đây. Sau phiên đầu tuần giảm kỷ lục, thị trường chứng khoán Hàn Quốc cùng ngày cũng bật tăng tích cực với chỉ số KOSPI phục hồi 3,3 %.

Chỉ trong phiên giao dịch ngày hôm trước (ngày 5/8), chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chứng kiến đà giảm lớn chưa từng có kể từ ngày "Thứ Hai Đen tối" năm 1987. Các nhà phân tích cho rằng, bóng đen bao phủ thị trường chứng khoán Tokyo là do hai yếu tố chính. Dữ liệu kinh tế yếu từ Mỹ đã làm dấy lên lo ngại về khả năng suy thoái, dẫn đến sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán New York và đồng USD mất giá đáng kể, từ đó gây ra tình trạng bán tháo hoảng loạn trên thị trường chứng khoán Tokyo. Ngoài ra, quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương Nhật Bản gần đây cũng được là đóng vai trò nhất định. Chỉ vài ngày sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bất ngờ tăng lãi suất, chứng khoán Nhật Bản giảm hơn 12% trong ngày 5/8 – đánh dấu ngày sụt giảm sâu nhất trong khoảng 37 năm trở lại đây.

Trong khi đó, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 8,1% trước khi giao dịch bị ngưng 20 phút trong phiên giao dịch ngày 5/8 do mức giảm quá lớn khiến cơ chế tự ngắt của sàn giao dịch được kích hoạt. Sự sụt giảm mạnh trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã khiến tổng vốn hóa thị trường của KOSPI giảm xuống dưới 2.000 nghìn tỷ won (hơn 1,45 tỷ USD), dẫn đến khoản lỗ 192 nghìn tỷ won (hơn 139 tỷ USD) chỉ trong một ngày.

Theo giới phân tích, mối lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế Mỹ và căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đã làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn của thị trường, trở thành những yếu tố chính dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Ông Hwang Se-woon, một nhà phân tích tại Viện Thị trường Vốn Hàn Quốc cho biết: "Giá dầu quốc tế tăng vọt, đang chuẩn bị tái bùng phát lạm phát toàn cầu. Việc Cục Dự trữ Liên bang trì hoãn việc cắt giảm lãi suất dự kiến vào tháng 9 sẽ làm thị trường bất ổn hơn nữa. Tôi dự đoán thị trường chứng khoán sẽ phải chịu một giai đoạn biến động và điều chỉnh trong ít nhất sáu tháng". 

Ngay sau khi chứng khoán lao dốc, các cơ quan tài chính Hàn Quốc đã tổ chức một cuộc họp đánh giá thị trường khẩn cấp nhằm thảo luận về tác động của tình trạng hỗn loạn thị trường vốn gần đây đối với nền kinh tế và thị trường tài chính Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố rằng họ sẽ theo dõi chặt chẽ thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán, đồng thời nhanh chóng thực hiện các biện pháp ổn định thị trường nếu cần thiết.

Các nhà chức trách Nhật Bản cũng đang theo dõi chặt chẽ các động thái của tỷ giá hối đoái, cam kết phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), tiến hành điều hành nền kinh tế và thị trường tài chính một cách phù hợp, trong bối cảnh thị trường dù đã hồi phục nhưng bức tranh toàn cảnh vẫn còn bất ổn. Chưa rõ liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay hay không và liệu FED có cắt giảm lãi suất hay không.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao chứng khoán toàn cầu bị bán tháo?
Vì sao chứng khoán toàn cầu bị bán tháo?

Đồng Yen tăng giá kết hợp BOJ tăng lãi suất đã tạo tâm lý chung bất ổn cho các nhà đầu tư trên khắp toàn cầu, khi các thị trường và tài sản tài chính đều có sự liên thông.

Vì sao chứng khoán toàn cầu bị bán tháo?

Vì sao chứng khoán toàn cầu bị bán tháo?

Đồng Yen tăng giá kết hợp BOJ tăng lãi suất đã tạo tâm lý chung bất ổn cho các nhà đầu tư trên khắp toàn cầu, khi các thị trường và tài sản tài chính đều có sự liên thông.

Chỉ số Nikkei ghi nhận mức giảm kỷ lục kể từ năm 1987
Chỉ số Nikkei ghi nhận mức giảm kỷ lục kể từ năm 1987

VOV.VN - Chỉ số Nikkei 225 của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản hôm nay (5/8) đã giảm 12,4 %, đánh dấu mức giảm kỷ lục kể từ năm 1987.

Chỉ số Nikkei ghi nhận mức giảm kỷ lục kể từ năm 1987

Chỉ số Nikkei ghi nhận mức giảm kỷ lục kể từ năm 1987

VOV.VN - Chỉ số Nikkei 225 của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản hôm nay (5/8) đã giảm 12,4 %, đánh dấu mức giảm kỷ lục kể từ năm 1987.