Cà phê giá cao, nông dân phấn khởi, doanh nghiệp áp lực

VOV.VN - Từ đầu niên vụ 2024 – 2025 đến nay, giá cà phê liên tục cao, hiện đang ở mức trên 100.000 đồng/kg cà phê nhân và gần 30.000 đồng/kg cà phê tươi, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cà phê tăng, đem lại niềm vui cho nông dân Đắk Lắk, nhưng điều này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến cà phê.

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Văn Hùng ở xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đang tất bật thu hoạch cà phê. Với diện tích hơn 1,7 hec-ta, ông dự tính thu về khoảng 5,5 tấn cà phê nhân. Năm nay, do nắng nóng kéo dài, rệp sáp tấn công cây trồng, cộng với việc trồng giống cà phê cũ khiến năng suất vườn cây không cao. Nhưng bù lại, giá cà phê tươi đầu vụ được thương lái thu mua từ 25.000 - 27.000 đồng/kg, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

Ông Nguyễn Văn Hùng, vui vẻ cho biết: “Hiện nay giá cà phê tương đối cao, như vậy tạo động lực cho bà con phấn khởi trong việc chăm sóc, bảo vệ sản phẩm của mình”.

Cũng trong niềm phấn khởi khi giá cà phê đang ở mức cao, các thành viên hợp tác xã Nông nghiệp Ea Wy, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk đang tích cực thu hái cà phê. Tuy nhiên phần lớn sản phẩm được người dân tích trữ. Bà Lương Thị Oanh, Giám đốc hợp tác xã cho biết, do những năm gần đây, giá nông sản tăng cao, nông dân có thu nhập tốt, nên họ chỉ cần bán một phần sản phẩm đã có thể tái đầu tư.

“Hiện tại họ chưa có nhu cầu bán. Họ đang chờ những giá xác đỉnh. Nói thẳng là họ đang chờ giá tăng tiếp" - bà Lương chia sẻ.

Với mức giá hơn 100.000 đồng/kg nhân xô, sau khi trừ chi phí (khoảng 30%), lợi nhuận bình quân người trồng cà phê nhận được khoảng 200 triệu đồng/ha. Giá cà phê tăng cao nông dân phấn khởi, nhưng ngược lại nhiều doanh nghiệp thu mua cà phê nhân xô để xuất khẩu lại gặp khó.

Ông Trần Đình Trọng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ công bằng Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, lo ngại: “Đối với HTX và những doanh nghiệp cũng khó khăn về vốn. Thay vì trước kia 700 triệu mua được 10 tấn, những giờ không đủ, phải gần như gấp đôi. Khó khăn nhất vẫn là về vốn”.

Không chỉ cần thêm nguồn vốn lớn để thu mua cà phê, các doanh nghiệp còn phải tính đến vấn đề khan hiếm nguồn hàng khi ký hợp đồng xuất khẩu. 

Theo ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco Dak Lak), do tác động của biến đổi khí hậu, niên vụ này, năng suất cà phê có thể sụt giảm từ 20-30% so với vụ trước, trong khi nhiều nông dân găm hàng chờ giá tiếp tục tăng.

“Với giá cả như thế này, với sản lượng năm nay cũng không phải là sản lượng quá lớn, công ty chúng tôi cũng đề ra kế hoạch chỉ cao hơn cùng kỳ 10% và doanh số cả cà phê, hồ tiêu xuất khẩu riêng cho công ty đạt 500 triệu USD” - ông Huy cho biết.

Giá cà phê tăng cao đang mang lại niềm vui cho nông dân Tây Nguyên. Tuy nhiên, để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững ngành hàng cà phê, về lâu dài cần đảm bảo lợi ích hài hòa cho cả nông dân và doanh nghiệp. Đây không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức để ngành cà phê Đắk Lắk nói riêng, cà phê Việt Nam nói chung khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mồ hôi, nụ cười trong mùa cà phê giá cao kỷ lục ở Tây Nguyên
Mồ hôi, nụ cười trong mùa cà phê giá cao kỷ lục ở Tây Nguyên

VOV.VN - Các tỉnh Tây Nguyên đang trong cao điểm mùa thu hái cà phê. Cùng với nguồn nhân lực tự có của các chủ vườn, hàng vạn lao động từ các tỉnh Nam Trung bộ đã lên Tây Nguyên tìm việc hái cà phê. Giá cao kỷ lục trong mùa thu hoạch giúp cả chủ vườn và người làm công dễ thỏa thuận công hái.

Mồ hôi, nụ cười trong mùa cà phê giá cao kỷ lục ở Tây Nguyên

Mồ hôi, nụ cười trong mùa cà phê giá cao kỷ lục ở Tây Nguyên

VOV.VN - Các tỉnh Tây Nguyên đang trong cao điểm mùa thu hái cà phê. Cùng với nguồn nhân lực tự có của các chủ vườn, hàng vạn lao động từ các tỉnh Nam Trung bộ đã lên Tây Nguyên tìm việc hái cà phê. Giá cao kỷ lục trong mùa thu hoạch giúp cả chủ vườn và người làm công dễ thỏa thuận công hái.

Đắk Lắk cần tháo gỡ điểm nghẽn về tổ chức sản xuất để phát triển cà phê bền vững
Đắk Lắk cần tháo gỡ điểm nghẽn về tổ chức sản xuất để phát triển cà phê bền vững

VOV.VN - Ngày 28/11, Sở NN- PTNN tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị “Tổng kết đánh giá Nghị quyết 24/2017 của HĐND tỉnh về Phát triển cà phê bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Tổng kết niên vụ cà phê 2023 – 2024. Tháo gỡ được điểm nghẽn về tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất của các tổ chức, nông hộ, hợp tác xã nhằm đưa ngành cà phê phát triển bền vững.

Đắk Lắk cần tháo gỡ điểm nghẽn về tổ chức sản xuất để phát triển cà phê bền vững

Đắk Lắk cần tháo gỡ điểm nghẽn về tổ chức sản xuất để phát triển cà phê bền vững

VOV.VN - Ngày 28/11, Sở NN- PTNN tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị “Tổng kết đánh giá Nghị quyết 24/2017 của HĐND tỉnh về Phát triển cà phê bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Tổng kết niên vụ cà phê 2023 – 2024. Tháo gỡ được điểm nghẽn về tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất của các tổ chức, nông hộ, hợp tác xã nhằm đưa ngành cà phê phát triển bền vững.

Xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”
Xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”

VOV.VN - Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk, được Bộ Chính trị định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột cũng là thành phố đậm bản sắc văn hoá của khu vực Tây Nguyên, có nhiều thương hiệu cà phê lớn và có lễ hội cà phê cấp quốc gia.

Xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”

Xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”

VOV.VN - Buôn Ma Thuột là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk, được Bộ Chính trị định hướng phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột cũng là thành phố đậm bản sắc văn hoá của khu vực Tây Nguyên, có nhiều thương hiệu cà phê lớn và có lễ hội cà phê cấp quốc gia.