Ăn nhầm bột thông cống, 4 trẻ mầm non nhập viện cấp cứu

VOV.VN -Trong lúc tự chơi, các em nhặt được một gói bột thông cống màu trắng, tưởng là đường nên rủ nhau bóc ra ăn

Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cấp cứu 4 trẻ em nhập viện do ăn nhầm bột thông cống. Điều đáng báo động là 2 năm gần đây, các trường hợp nhập viện do ngộ độc thực phẩm, chất tẩy rửa hoặc chất ăn mòn có xu hướng gia tăng.

Bệnh nhi nặng nhất đang điều trị tại khoa Tiêu hóa- Bệnh viện Nhi Trung ương- Ảnh do bện viện cung cấp.

 4 bệnh nhi này được chuyển từ bệnh viện tỉnh Hưng Yên lên Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 17/7. Đây là 4 học sinh 5 tuổi cùng lớp của một trường mầm non ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Trong lúc tự chơi, các em nhặt được một gói bột thông cống màu trắng, tưởng là đường nên rủ nhau bóc ra ăn. Sau đó các em có biểu hiện khó chịu, nôn, quấy khóc, chảy nhiều nước dãi nên được đưa đi cấp cứu. 

Hiện nay, 3 bệnh nhi có tổn thương nhẹ hơn đã được xuất viện điều trị tại nhà; 1 bệnh nhi còn lại đang điều trị do sốt cao, môi tím, loét sâu vùng miệng và họng, kèm theo nhiễm trùng, đau bụng, không nuốt được. Hiện tại các bác sĩ chưa thể đánh giá được các tổn thương ở thực quản, dạ dày… do phải chờ bệnh nhi này đỡ loét, đỡ nhiễm trùng ở vùng họng mới có thể gây mê tiến hành nội soi tìm các tổn thương sâu một cách chính xác.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, 2 năm gần đây, các trường hợp nhập viện do ngộ độc thực phẩm, chất tẩy rửa hoặc chất ăn mòn có xu hướng gia tăng. Trong kỳ nghỉ hè năm nay, bệnh viện điều trị nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc do ăn củ ráy, nuốt phải pin hoặc uống nhầm nước rửa bát…

Loại bột thông cống các cháu uống phải (Ảnh gia đình cung cấp).

Bác sĩ Nguyễn Văn Ngoan – Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ em với bản tính tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh nên người chăm sóc không được để trẻ tiếp xúc với các vật sắc nhọn như dao, kéo…, các yếu tố gây nguy hiểm như nước, lửa, điện…. Trong gia đình nếu có sử dụng hóa chất, chất tẩy rửa cần cất giữ nơi trẻ không nhìn thấy, không tìm thấy, không với tới. 

Không để trẻ tự chơi một mình mà không có người giám sát, để tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nếu trẻ ăn, nuốt, uống phải các hóa chất có tính ăn mòn thì việc đầu tiên là cần xử lý ban đầu sớm để tránh tổn thương sâu, bằng cách cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Làm như vậy nhiều lần để tránh tổn thương lan sâu và rộng ở niêm mạc miệng. Sau sơ cứu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp tục được cấp cứu, giải độc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghịch xe đạp điện bé trai đứt lìa 4 ngón tay
Nghịch xe đạp điện bé trai đứt lìa 4 ngón tay

Cháu bé 3 tuổi ở Bình Phước được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng 4 ngón tay đứt lìa do nghịch xe đạp điện

Nghịch xe đạp điện bé trai đứt lìa 4 ngón tay

Nghịch xe đạp điện bé trai đứt lìa 4 ngón tay

Cháu bé 3 tuổi ở Bình Phước được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng 4 ngón tay đứt lìa do nghịch xe đạp điện