Cố khạc xương cá trong cổ họng, bệnh nhân rơi vào nguy kịch

VOV.VN -Bệnh nhân chỉ cần trễ 5 phút nữa là sẽ chết não, ngưng hô hấp, ngưng tim, suy hô hấp và rơi vào đời sống thực vật.

Bệnh viện Tai Mũi Họng, TP HCM vừa cứu sống một bệnh nhân bị viêm thanh thiệt cấp, ngưng thở nhờ báo động đỏ nội viện. Điều đáng nói là bệnh nhân này nghĩ rằng mình mắc xương cá, cố khạc họng liên tục trong nhiều ngày cho đến khi ngạt thở đi cấp cứu.

Trước đó, ngày 7/6, bệnh nhân Mai Hưng Duẩn, 41 tuổi, trú tại Quận 7, TP HCM nhập viện Bệnh viện Tai Mũi Họng trong tình trạng tím tái, mạch, huyết áp bằng 0, tiêu tiểu không thể tự chủ. Qua kiểm tra cho thấy thanh thiệt của bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc rất cao. Các bác sĩ cho biết, chỉ cần trễ 5 phút nữa là bệnh nhân sẽ chết não, ngưng hô hấp, ngưng tim, suy hô hấp và rơi vào đời sống thực vật.

Ngay sau đó, bệnh viện đã kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện, huy động các bác sĩ cấp cứu bệnh nhân. Ngay lập tức người bệnh được đặt nội khí quản, xét nghiệm máu, thiết lập đường truyền, xoa bóp ngoài lồng ngực, tiêm solumedrol. 

Khai thác bệnh sử, bác sĩ biết trước đó bệnh nhân đã ăn cơm với cá, khi thấy cổ khó chịu như bị vướng, nghĩ rằng cổ mắc xương cá nhưng không đi kiểm tra tại cơ sở y tế mà tự khạc.

Qua nhiều ngày, cổ họng ngày càng khó chịu và đau nhức. Khi bệnh nhân thấy đau họng rồi choáng váng, tím tái, khó thở như sắp chết ngạt người nhà mới đưa vào cấp cứu. Chụp X-Quang, các bác sĩ thấy thanh thiệt, bộ phận được coi là nắp của cổ họng có chức năng đóng – mở mỗi khi hít thở hoặc ăn, uống thì bị phù nề, khiến cho đường thở bị bít tắc lại, không thể thở được. Điều này cũng gây khó khăn cho việc cấp cứu đặt nội khí quản.

 

Sau khi điều trị kháng sinh, các bác sĩ đã phẫu thuật đặt một ống ở đường thở xuyên ra ngoài, bệnh nhân thoát cơn nguy kịch. Hiện bệnh nhân đã khỏe mạnh. Trong ngày 13/6, ống thở có thể tháo ra, bệnh nhân sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trần Phan Chung Thủy, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng khuyến cáo, khi người dân cảm giác đau họng lan lên tai hoặc sau khi hóc xương thì nên đi khám ở cơ sở y tế chuyên sâu.

Khi hóc xương, nếu mà xương đi rồi, nếu bệnh nhân cứ móc, khạc, không uống thuốc thì bị nhiễm trùng tại chỗ thì lan ra, gây ra viêm thanh thiệt. Cái này phải điều trị kịp thời bằng kháng sinh, kháng viêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hóc xương cá​ 3 cm hơn 2 tháng mới phát hiện
Hóc xương cá​ 3 cm hơn 2 tháng mới phát hiện

VOV.VN - Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An vừa gắp ra khỏi vùng cổ bệnh nhân mảnh xương cá dài hơn 3cm, đâm xuyên thủng thực quản

Hóc xương cá​ 3 cm hơn 2 tháng mới phát hiện

Hóc xương cá​ 3 cm hơn 2 tháng mới phát hiện

VOV.VN - Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An vừa gắp ra khỏi vùng cổ bệnh nhân mảnh xương cá dài hơn 3cm, đâm xuyên thủng thực quản

Người đàn ông bị xương cá đâm thủng ruột non
Người đàn ông bị xương cá đâm thủng ruột non

Một người đàn ông 48 tuổi, quê ở Vĩnh Long, sau khi ăn canh chua nấu cá tai tượng, đã bị xương cá đâm thủng ruột non.

Người đàn ông bị xương cá đâm thủng ruột non

Người đàn ông bị xương cá đâm thủng ruột non

Một người đàn ông 48 tuổi, quê ở Vĩnh Long, sau khi ăn canh chua nấu cá tai tượng, đã bị xương cá đâm thủng ruột non.

Tìm hiểu về “tổ nghiệp” của nghề “Xướng ca“
Tìm hiểu về “tổ nghiệp” của nghề “Xướng ca“

Cứ đến khoảng thời gian giữa tháng 8, các sân khấu lại chuẩn bị cúng "tổ nghiệp" nhưng không ai khẳng định được tổ nghiệp của mình là ai.

Tìm hiểu về “tổ nghiệp” của nghề “Xướng ca“

Tìm hiểu về “tổ nghiệp” của nghề “Xướng ca“

Cứ đến khoảng thời gian giữa tháng 8, các sân khấu lại chuẩn bị cúng "tổ nghiệp" nhưng không ai khẳng định được tổ nghiệp của mình là ai.