Dự án định canh định cư ở Đắc Lắc bị bỏ hoang

VOV.VN - Dự án được triển khai đồng bộ: kéo điện, làm đường giao thông nhưng đến nay, hầu hết các hộ đã rời bỏ khu định cư, bỏ hoang để trở về nơi cũ.

Nhằm giúp bà con dân tộc thiểu số tách hộ lập vườn, ổn định cuộc sống, năm 2003, huyện Krông Pách, tỉnh Đắc Lắc, thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giãn dân cho gần 300 hộ tại xã Vụ Bổn.

Dự án được triển khai đồng bộ: kéo điện, làm đường giao thông, trường mẫu giáo, xây dựng nhà ở, khai hoang cánh đồng…, với mục tiêu nhanh chóng định canh, định cư cho bà con. Vậy nhưng đến nay, hầu hết các hộ đã rời bỏ khu định cư, bỏ hoang đất sản xuất, để trở về nơi ở cũ.  

Những căn nhà cấp 4 nằm san sát nhau, cửa đóng then cài, hoang tàn thiếu vắng bóng người. Cánh đồng phía trước lưa thưa vài vạt lúa khô cháy dưới cái nắng cái gió heo hút đầu mùa khô Tây Nguyên. Đó là quang cảnh tại Dự án ổn định dân cư cho bà con dân tộc thiểu số buôn Ea Kal, chỉ cách trung tâm xã Vụ Bổn, huyện Krông Pách, chừng vài km. Đi dọc khu dân cư hoang vắng, chúng tôi gặp chị H’Thủy Niê, đang giữ cháu bé chừng 2 tuổi lấm lem đất cát. Chị cho biết, buôn có gần trăm nóc nhà, nhưng giờ chỉ có 16 hộ sinh sống: “Năm 2011, chúng tôi được nhà nước giúp đỡ về đây ổn định cuộc sống. Nhưng ruộng lúa chỉ làm được 1 vụ, mà diện tích thì ít. Vì vậy nên nhiều hộ phải trở về buôn cũ sinh sống, giờ chỉ còn 16 hộ ở lại. Chúng tôi phải đi làm thuê làm mướn, cuộc sống vô cùng khó khăn, chỉ biết trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước.
Khu tái định cư bỏ hoang ở buôn Ea Kal, xã Vụ Bổn, huyện Krông Pách.

Ông Nay Lập, Trưởng buôn Ea Kal, cho biết, ban đầu toàn bộ 66 hộ thuộc diện giãn dân, tách hộ đều hồ hởi phấn khởi về buôn mới tái định cư, vì điều kiện “điện, đường, trường, trạm” khá thuận tiện. Nhưng rồi niềm vui ngắn chẳng tày gang: đói ăn, thiếu nước, nhà ở chật hẹp, san sát nhau chẳng thể chăn nuôi…, nên bà con bỏ về buôn cũ. 16 hộ phải ở lại vì không có chỗ để đi, sống bấp bênh làm thuê làm mướn, do cánh đồng lúa nước khô hạn, thu hoạch không đủ để trả tiền điện bơm tưới.

Ea Kal là một điển hình về sự thiếu trách nhiệm trong Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã Vụ Bổn, phục vụ giãn dân cho 295 hộ dân tộc thiểu số, tách hộ từ các xã Krông Búc, Ea Kênh, Ea Kly và Hòa Đông, do UBND huyện Krông Pách làm chủ đầu tư.  

Ông Lê Viết Nhượng, Chủ tịch UBND xã Vụ Bổn, cho biết, dự án gồm 5 buôn, là Ea Kal, Ea Nông A, Ea Nông B, Cư Knia và Cư Kruê, hoàn thành năm 2011. Vùng dự án có đầy đủ về giao thông, điện thắp sáng, các phân hiệu trường tiểu học, lớp mầm non, nhà văn hóa cộng đồng, khai hoang cánh đồng có trạm bơm điện với hệ thống kênh mương dẫn nước. Về định canh định cư, mỗi hộ được cấp 400 m2 đất ở, từ 3 đến 5 sào ruộng nước tùy theo số khẩu. Riêng chỗ ở ngân sách hỗ trợ 12 triệu đồng, còn bà con phải vay ưu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội 8 triệu đồng, để dựng căn nhà 24 m2, tường xây, mái lợp tôn.  Năm đầu tiên, bà con được huyện hỗ trợ giống lúa, phân bón, tiền điện bơm tưới, gạo ăn hàng tháng. Từ năm thứ hai thì bà con phải tự túc.

Vậy nhưng ngay năm đầu tiên, bà con bỏ về buôn cũ gần hết. Lý do là nhà ở quá chật hẹp: mùa nắng rất nóng bức, mùa mưa lại như tra tấn bởi mưa vỗ trên mái tôn. Khó khăn lớn nhất là đất đai khô cằn, thiếu nước sản xuất. Muốn làm ruộng, mỗi vụ, bà con phải nộp 120.000 đồng/1 sào cho trạm bơm nước. Cuộc sống khó khăn, dân lần lượt bỏ hoang cả nhà và đất sản xuất. UBND xã Vụ Bổn phối hợp với UBND các xã có dân đi, nhiều lần tổ chức tuyên truyền, vận động bà con trở lại khu định cư định canh. Nhưng khi những bất cập chưa được giải quyết, thì khó có thể kéo dân về nơi ở mới.

Ông Lê Viết Nhượng, nói: “Chúng tôi đề xuất với các cơ quan chức năng quan tâm khi di dời dân nên bố trí không gian sống cho đồng bào và nhà ở phù hợp với phong tục tập quán, chứ không thể đồng bào người Êđê mà ở theo kiểu đất ít, nhà hẹp thấp. Canh tác lúa nước yêu cầu kỹ thuật thâm canh, đủ phân, giống tốt, đủ nước và phải chăm sóc mới cho năng suất. Hiện tại ở đây chỉ một số ít hộ làm tốt, còn phần lớn họ làm nhưng không đủ để trả tiền điện. Vốn đầu tư cho sản xuất của đồng bào rất thiếu.

Dự án giãn dân về xã Vụ Bổn, huyện Krông Pách, tỉnh Đắc Lắc, được đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà không đạt được mục đích ổn định cuộc sống cho người dân tộc thiểu số. Ngược lại, có những hộ nghèo nay càng nghèo hơn, vì gánh thêm khoản nợ “vay vốn xây nhà” tại khu định cư bỏ hoang.

Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với Văn phòng UBND huyện Krông Pách để tìm hiểu thông tin cụ thể về Dự án giãn dân tách hộ tại xã Vụ Bổn, cũng như những biện pháp của địa phương nhằm ổn định đời sống cho dân, nhưng lãnh đạo văn phòng luôn trả lời chưa sắp xếp được thời gian làm việc.  

Câu hỏi đặt ra là đã 5 năm khu định canh định cư ở Vụ Bổn hoàn thành rồi bỏ hoang, không biết lãnh đạo UBND huyện Krông Pách đã sắp xếp được thời gian để xem xét, khắc phục hay chưa mà đất vẫn tiếp tục bỏ hoang, còn các hộ dân ở đây lận đận trong nghèo túng và nợ nần./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi thay nhờ dự án định canh định cư
Đổi thay nhờ dự án định canh định cư

Với Dự án Định canh định cư tại buôn Ma Hing, cuộc sống của đồng bào nơi đây đã có nhiều thay đổi. Nhiều hộ dân đang giàu lên nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Đổi thay nhờ dự án định canh định cư

Đổi thay nhờ dự án định canh định cư

Với Dự án Định canh định cư tại buôn Ma Hing, cuộc sống của đồng bào nơi đây đã có nhiều thay đổi. Nhiều hộ dân đang giàu lên nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả: Nhà đầu tư liên tục thất hứa
Tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả: Nhà đầu tư liên tục thất hứa

VOV.VN - Người dân ở khu tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả đang sống trong cảnh không nước, không đường, không chợ và nhà cửa xuống cấp đã nhiều năm.

Tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả: Nhà đầu tư liên tục thất hứa

Tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả: Nhà đầu tư liên tục thất hứa

VOV.VN - Người dân ở khu tái định cư hầm đường bộ Đèo Cả đang sống trong cảnh không nước, không đường, không chợ và nhà cửa xuống cấp đã nhiều năm.

Dân không dám làm nhà ở khu tái định cư vì cứ xây là lún, nứt
Dân không dám làm nhà ở khu tái định cư vì cứ xây là lún, nứt

VOV.VN - Một khu tái định cư ở Khánh Hoà có nền đất yếu khiến việc xây dựng nhà của người dân gặp nhiều khó khăn, gây tâm lý hoang mang khó ổn định cuộc sống.

Dân không dám làm nhà ở khu tái định cư vì cứ xây là lún, nứt

Dân không dám làm nhà ở khu tái định cư vì cứ xây là lún, nứt

VOV.VN - Một khu tái định cư ở Khánh Hoà có nền đất yếu khiến việc xây dựng nhà của người dân gặp nhiều khó khăn, gây tâm lý hoang mang khó ổn định cuộc sống.

Quảng Trị: Dân vùng lũ bỏ khu tái định cư, trở về quê cũ
Quảng Trị: Dân vùng lũ bỏ khu tái định cư, trở về quê cũ

VOV.VN - Đến nay, hơn 200 hộ dân vùng ngập lũ, sạt lở ven sông được bố trí đất ở, hỗ trợ tiền làm nhà ở tại khu tái định cư.

Quảng Trị: Dân vùng lũ bỏ khu tái định cư, trở về quê cũ

Quảng Trị: Dân vùng lũ bỏ khu tái định cư, trở về quê cũ

VOV.VN - Đến nay, hơn 200 hộ dân vùng ngập lũ, sạt lở ven sông được bố trí đất ở, hỗ trợ tiền làm nhà ở tại khu tái định cư.

Thanh Hóa: Dự án định canh, định cư Piềng Trang đang chết yểu
Thanh Hóa: Dự án định canh, định cư Piềng Trang đang chết yểu

VOV.VN -Hơn 34,6 tỷ đồng đầu tư dự án định canh, định cư, sau 4 năm, cuộc sống người dân lại thêm phần khó khăn vì nhà thầu đang bỏ mặc.

Thanh Hóa: Dự án định canh, định cư Piềng Trang đang chết yểu

Thanh Hóa: Dự án định canh, định cư Piềng Trang đang chết yểu

VOV.VN -Hơn 34,6 tỷ đồng đầu tư dự án định canh, định cư, sau 4 năm, cuộc sống người dân lại thêm phần khó khăn vì nhà thầu đang bỏ mặc.

 Cư dân tái định cư không được ưu tiên thuê mặt bằng kinh doanh
Cư dân tái định cư không được ưu tiên thuê mặt bằng kinh doanh

VOV.VN - Có một nghịch lý là phần diện tích kinh doanh ở nhiều tòa nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội vẫn đang bị bỏ trống

 Cư dân tái định cư không được ưu tiên thuê mặt bằng kinh doanh

Cư dân tái định cư không được ưu tiên thuê mặt bằng kinh doanh

VOV.VN - Có một nghịch lý là phần diện tích kinh doanh ở nhiều tòa nhà tái định cư trên địa bàn Hà Nội vẫn đang bị bỏ trống