Hạn chế công chức, cán bộ dùng tiếng địa phương: Có khả thi?

VOV.VN - Theo dự thảo, công chức Hà Nội không được nói ngọng, nói lắp, hạn chế sử dụng tiếng địa phương, có những hành vi ứng xử phù hợp khi tiếp công dân. 

Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội vừa trình UBND Thành phố dự thảo quy trình chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố.

Công chức, cán bộ thuộc TP. Hà Nội phải hạn chế dùng tiếng địa phương, không nói ngọng, nói lắp. (Ảnh minh họa)

Dự thảo yêu cầu về ngôn ngữ, sử dụng trong phát ngôn cần đảm bảo dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ. “Cán bộ, công chức Hà Nội  được khuyên hạn chế nói ngọng, nói lắp, sử dụng ngôn ngữ địa phương; tuyệt đối không nói trống không, cộc lốc, nói quá to hoặc quá nhỏ”,  dự thảo nêu rõ.

Yêu cầu việc "hạn chế sử dụng tiếng địa phương" đang gây nhiều tranh cãi, khi nhiều người cho rằng, công chức Hà Nội là "dân tứ xứ". Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Văn Nam – Trưởng phòng Nếp sống Văn hóa Gia đình (Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội – đơn vị trực tiếp xây dựng dự thảo) cho biết, thực tế hiện nay vẫn còn rất nhiều cán bộ, công chức thành phố vẫn còn bộc lộ rõ những hạn chế trong quá trình giao tiếp, truyền đạt thông tin đến nhân dân. “Một khi đã là công chức thì phải chuẩn, mà nói ngọng, nói lắp thì không thể coi là chuẩn được. Ngôn ngữ công chức, cán bộ sử dụng cần mang tính thuần Việt, phổ quát, người nghe dễ hiểu”.

Ông Nam cho hay, đây không phải là quy định bắt buộc mà là chuẩn mực phát ngôn của cán bộ, công chức TP. Hà Nội. Đại diện đơn vị thực hiện dự thảo cho rằng việc đưa ra những chuẩn mực về nói năng cho công chức, cán bộ là cần thiết. Trong đó có các chuẩn mực về tác phong, phong thái, ngôn ngữ, kiến thức, cách xử lý tình huống khi xảy ra va chạm. 

Ông Nam cho rằng, để thay đổi, đạt chuẩn mực trong ngôn ngữ,  mỗi cán bộ, công chức cần tự có ý thức sửa giọng. Nếu dự thảo được thông qua, thành phố sẽ có các báo cáo viên về từng cơ quan để tuyên truyền, phổ biến.

Trao đổi về quy định hạn chế dùng tiếng địa phương đang gây nhiều tranh cãi, GS Ngô Đức Thịnh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam cho rằng quy định này nên khuyến khích: “Công chức, cán bộ Hà Nội thì không thể nói lắp, nói ngọng, đây là tật không hay, cần phải sửa. Còn  ngôn ngữ địa phương không xấu, nên khuyến khích để duy trì, giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền, nhưng nếu  việc sử dụng tiếng địa phương ảnh hưởng đến cái hay cái đẹp của người Hà Nội hay gây cản trở, khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin thì cần khắc phục”.

Tuy nhiên, GS Thịnh cũng lo ngại rằng, quy định này sẽ khó thực hiện ngay lập tức, do hiện nay công chức, cán bộ của TP. Hà Nội là dân tứ xứ rất nhiều.

Theo nhà Nghiên cứu văn hóa, PGS. TS Bùi Xuân Đính, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, do điều kiện địa lý, tự nhiên, lịch sử khác nhau, mỗi vùng miền lại có cách sử dụng ngôn ngữ, âm vực tiếng nói khác nhau. Ngôn ngữ địa phương mang bản sắc riêng của từng vùng đất Bởi vậy, không phải lúc nào dùng từ địa phương người nghe cũng có thể hiểu được.  Tuy nhiên việc yêu cầu công chức, cán bộ TP. Hà Nội không dùng hay hạn chế sử dụng tiếng địa phương rất khó, cần có thời gian để thay đổi.  PGS.TS Bùi Xuân Đính cũng đồng quan điểm cho rằng cần khắc phục triệt để việc nói lắp, nói ngọng để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời giúp người nói tự tin hơn trong quá trình giao tiếp. /.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ chế nào kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức?
Cơ chế nào kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức?

VOV.VN -Năm 2017, chỉ phát hiện được 3 trường hợp vi phạm trong tổng số hơn 1,1 triệu người đã kê khai, tài sản. Con số này chưa phản ánh đúng thực tế

Cơ chế nào kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức?

Cơ chế nào kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức?

VOV.VN -Năm 2017, chỉ phát hiện được 3 trường hợp vi phạm trong tổng số hơn 1,1 triệu người đã kê khai, tài sản. Con số này chưa phản ánh đúng thực tế

Khó tìm ra công chức không hoàn thành nhiệm vụ để tinh giản biên chế
Khó tìm ra công chức không hoàn thành nhiệm vụ để tinh giản biên chế

VOV.VN - Nhiều bộ, ngành địa phương nêu thực tế khó tìm ra công chức không hoàn thành nhiệm vụ để đưa vào diện tinh giản biên chế. 

Khó tìm ra công chức không hoàn thành nhiệm vụ để tinh giản biên chế

Khó tìm ra công chức không hoàn thành nhiệm vụ để tinh giản biên chế

VOV.VN - Nhiều bộ, ngành địa phương nêu thực tế khó tìm ra công chức không hoàn thành nhiệm vụ để đưa vào diện tinh giản biên chế. 

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình gặp mặt cán bộ công chức trẻ tiêu biểu
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình gặp mặt cán bộ công chức trẻ tiêu biểu

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình gặp mặt các tấm gương tiêu biểu đạt Giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi”

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình gặp mặt cán bộ công chức trẻ tiêu biểu

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình gặp mặt cán bộ công chức trẻ tiêu biểu

VOV.VN - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình gặp mặt các tấm gương tiêu biểu đạt Giải thưởng “Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi”