Hàng không Việt Nam chi hàng tỉ đồng bồi thường cho khách hàng vì chậm, hủy chuyến
Thứ Hai, 06:10, 21/12/2015
VOV.VN - Chỉ sau 5 tháng Thông tư 14/2015/TT-BGTVT được ban hành, các hãng hàng không của Việt Nam đã phải chi hàng tỉ đồng bồi thường cho hành khách
Sau khi Bộ GTVT ban hành Thông tư 14/2015/TT-BGTVT ngày 27/4/2015 hướng dẫn về việc bồi thường cho hành khách bị chậm, hủy chuyến trong hàng không có hiệu lực.
- Chỉ sau 5 tháng Thông tư 14/2015/TT-BGTVT được ban hành, các hãng hàng không của Việt Nam đã phải chi hàng tỉ đồng để bồi thường cho hành khách.
Theo quy định tại Thông tư 14, chuyến bay có độ dài đường bay dưới 500km thì mức bồi thường là 200.000 đồng; chuyến bay có độ dài đường bay từ 500km đến dưới 1.000km thì mức bồi thường là 300.000 đồng và chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000 km trở lên thì mức bồi thường là 400.000 đồng. Mức bồi thường đối với chuyến bay quốc tế từ 25 - 150USD.
Tình trạng chậm hủy chuyến tại sân bay
Cụ thể, chuyến bay có độ dài đường bay dưới 1.000km là 25USD; chuyến bay có độ dài đường bay từ 1.000km đến dưới 2.500km 50USD; chuyến bay có độ dài đường bay từ 2.500km đến dưới 5.000km 80USD và chuyến bay có độ dài đường bay từ 5.000km trở lên 150USD. Trong trường hợp từ chối vận chuyển hoặc hủy chuyến bay hoặc chuyến bay bị chậm kéo dài, trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm. Qua đó, việc chậm, hủy chuyến đã khiến Vietnam Airlines phải bồi thường cho hành khách bị từ chối vận chuyển, hành khách có chuyến bay chậm kéo dài và hành khách bị huỷ chuyến lên tới khoảng 6,2 tỉ đồng. Cùng đó, Vietjet Air cũng phải bồi thường cho khách lên tới 3,8 tỉ đồng.
Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, năm 2015 tỉ lệ chậm hủy chuyến bay của các hãng hàng không nội đã giảm sâu so với năm 2014 (từ 15-18%). Tuy nhiên vào những tháng cao điểm (tháng 7 và tháng 8), tỉ lệ chậm hủy chuyến bay của các hãng tăng vọt lên hơn 22%. Trong đó, chiếm đến 90% là do máy bay về muộn, do thời tiết, 5% là do lỗi kỹ thuật…
Cùng đó, tình trạng tắc đường ra vào sân bay, quá tải hạ tầng trong sân bay và thậm chí là ùn tắc “trên trời” trên trục bay chính Hà Nội- Sài Gòn đã khiến các chuyến bay thường xuyên phải xếp hàng chờ hạ cánh, cất cánh, đặc biệt vào những dịp cao điểm, cuối tuần. Do vậy buộc các hãng hàng không phải tăng thời gian quay đầu máy bay từ 30 phút lên 40 thậm chí 50 phút, thời gian đóng quầy check in sớm hơn 40 phút so với giờ tàu bay khởi hành…
Trong khi đó, hiện các hãng hàng không trong nước đều gia tăng mở các đường bay mới, mua sắm thêm máy bay… Cùng đó, các hãng hàng không nước ngoài cũng tăng tần suất bay, mở các đường bay đến Việt Nam. Do vậy, tình trạng ùn tắc, nghẽn tàu tay sẽ khó có thể được khắc phục khi hạ tầng chưa được cải thiện. Nhất là trong bối cảnh hạ tầng một số sân bay đã và đang quá tải như Tân Sơn Nhất./.
Tình trạng chậm hủy chuyến tại sân bay
Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, năm 2015 tỉ lệ chậm hủy chuyến bay của các hãng hàng không nội đã giảm sâu so với năm 2014 (từ 15-18%). Tuy nhiên vào những tháng cao điểm (tháng 7 và tháng 8), tỉ lệ chậm hủy chuyến bay của các hãng tăng vọt lên hơn 22%. Trong đó, chiếm đến 90% là do máy bay về muộn, do thời tiết, 5% là do lỗi kỹ thuật…
Cùng đó, tình trạng tắc đường ra vào sân bay, quá tải hạ tầng trong sân bay và thậm chí là ùn tắc “trên trời” trên trục bay chính Hà Nội- Sài Gòn đã khiến các chuyến bay thường xuyên phải xếp hàng chờ hạ cánh, cất cánh, đặc biệt vào những dịp cao điểm, cuối tuần. Do vậy buộc các hãng hàng không phải tăng thời gian quay đầu máy bay từ 30 phút lên 40 thậm chí 50 phút, thời gian đóng quầy check in sớm hơn 40 phút so với giờ tàu bay khởi hành…
Trong khi đó, hiện các hãng hàng không trong nước đều gia tăng mở các đường bay mới, mua sắm thêm máy bay… Cùng đó, các hãng hàng không nước ngoài cũng tăng tần suất bay, mở các đường bay đến Việt Nam. Do vậy, tình trạng ùn tắc, nghẽn tàu tay sẽ khó có thể được khắc phục khi hạ tầng chưa được cải thiện. Nhất là trong bối cảnh hạ tầng một số sân bay đã và đang quá tải như Tân Sơn Nhất./.