VOV.VN - Các trường trung cấp, cao đẳng xem học liên thông như là cách để hút học sinh và các em xem như đó là con đường đi vào đại học.
Cần khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, biến tướng, thực hiện phân luồng có hiệu quả sau Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông. Đó là các giải pháp được nhiều đại biểu đề ra tại tọa đàm tham vấn chuyên gia về đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Tọa đàm do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức sáng 15/12 tại Hà Nội.
Toàn cảnh buổi Tọa đàm về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.
Liên quan đến thực hiện phân luồng sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, Giáo sư, Viện sĩ Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Lâu nay, chúng ta chỉ quan tâm đến phân luồng sau THPT, song thực chất, cần phân luồng chủ động ngay sau THCS để định hướng cho học sinh đi theo giáo dục nghề nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Đồng thời bảo đảm việc học liên thông giữa các trình độ, cấp học đảm bảo đúng mục đích, không biến tướng dẫn đến kém hiệu quả, chất lượng.
Ông Đào Trọng Thi phân tích: "Có nhiều nơi thậm chí chúng ta cổ động cho việc liên thông bằng cách cho các em học trung cấp, cao đẳng rồi chuyển lên đại học, xem như đường vòng để vào đại học đối với những em không có khả năng đi vào đại học. Còn ở đây học liên thông là gì, là để các em yên tâm học ra làm nghề, sau đó nếu muốn đi học đại học thì không phải học lại nữa mà có thể chuyển lên cấp học cao hơn. Đấy mới là liên thông, còn kia là biến tướng liên thông. Bây giờ nhiều cơ sở giáo dục, nhất là các trường trung cấp, cao đẳng xem như đó cách để hút học sinh và các em xem như đó là con đường đi vào đại học. Điều này nếu chúng ta không làm sẽ biến tướng luôn hệ thống của chúng ta".
“Muốn giảm tải, phải phân luồng” là quan điểm của GS Nguyễn Minh Thuyết, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội. Ông Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, học sinh phải học quá nhiều môn, không có điều kiện đi sâu vào những lĩnh vực cần cho nghề nghiệp trong tương lai. Nội dung học tập chủ yếu vẫn giới hạn trong một số môn học truyền thống như Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Toán học, Vật lý, hóa học, sinh học; không đáp ứng được nhu cầu định hướng nghề nghiệp rất đa dạng của học sinh. Do vậy phải thực hiện phân luồng mạnh sau THCS và THPT. Tuy nhiên, đây là việc không đơn giản.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết: "Yêu cầu đáp ứng phân luồng mạnh sau THCS hiện nay chúng ta chưa thực hiện được. Nhưng tôi cũng xin nói là ở nước ta rất khó thực hiện được trong hoàn cảnh tâm lý của xã hội trong học vấn cao, bằng cấp cao và trong điều kiện thị trường lao động yếu kém như thế này không thể thực hiện phân luồng mạnh được".
VOV.VN -Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo các đơn vị tạm dừng tổ chức cuộc thi “Chinh phục vũ môn”, tiến hành rà soát các vấn đề liên quan đến cuộc thi.
Cũng tại tọa đàm, các đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra hàng loạt tồn tại, hạn chế của giáo dục phổ thông hiện nay, nhất là tình trạng dạy thêm, học thêm đang diễn ra tràn lan. Có ý kiến cho rằng, học thêm là nhu cầu đa dạng, chính đáng của nhiều học sinh nên cần được đáp ứng. Tuy nhiên, học sinh học thêm phải theo tinh thần tự nguyện, được chọn môn học, được chọn thầy cô giáo, chứ không phải học thêm do áp đặt của nhà trường và giáo viên. Nhà trường không tổ chức dạy thêm và giáo viên không được dạy thêm học sinh chính khóa của mình. Nếu thực hiện được các giải pháp này sẽ không còn tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan và “biến tướng” như hiện nay./.
VOV.VN -Để không còn tiến sĩ “giấy”, trình độ đào tạo, nghiên cứu của tiến sĩ phải nâng cao thì các trường ĐH mới có được đội ngũ giáo sư, phó giáo sư giỏi.
VOV.VN -Để không còn tiến sĩ “giấy”, trình độ đào tạo, nghiên cứu của tiến sĩ phải nâng cao thì các trường ĐH mới có được đội ngũ giáo sư, phó giáo sư giỏi.
VOV.VN - Bộ GD-ĐT khẳng định, cuộc thi “Chinh phục vũ môn” đã được thẩm định là có ích cho học sinh và học sinh không phải trả chi phí gì khi tham gia.
VOV.VN - Bộ GD-ĐT khẳng định, cuộc thi “Chinh phục vũ môn” đã được thẩm định là có ích cho học sinh và học sinh không phải trả chi phí gì khi tham gia.
VOV.VN -Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo các đơn vị tạm dừng tổ chức cuộc thi “Chinh phục vũ môn”, tiến hành rà soát các vấn đề liên quan đến cuộc thi.
VOV.VN -Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo các đơn vị tạm dừng tổ chức cuộc thi “Chinh phục vũ môn”, tiến hành rà soát các vấn đề liên quan đến cuộc thi.