Nợ công đối mặt với các lý do xin miễn giảm, chậm đóng và chuyển giá

VOV.VN - Chống thất thu trong bối cảnh mọi doanh nghiệp đều có lý do xin miễn giảm, chậm đóng, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài với “truyền thống” và “kinh nghiệm” chuyển giá cũng sẽ là một thách thức.

Sáng nay 25/11, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp cùng Liên minh công bằng thuế Việt Nam tổ chức “Diễn đàn chính sách tài khóa và phát triển Việt Nam 2020” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách.

Theo các đại biểu, ngân sách Việt Nam và nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh tác động Covid-19 có rất nhiều vấn đề đáng lưu ý. Với Việt Nam, vấn đề đầu tiên là các nguồn thu bị thu hẹp do suy giảm tăng trưởng và thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Vấn đề thứ hai là tăng nguồn chi, với những khoản chi rất mạnh như gói an sinh xã hội, chi thực hiện nhiệm vụ cấp bách vì thiên tai hay chi đầu tư công.

Về vấn đề nợ công, thời gian gần đây đã được cải thiện, nhưng do tác động của dịch Covid-19 đã gây mất cân đối ngân sách – trở thành áp lực mới cho nợ công. Rất nhiều câu hỏi được các diễn giả đặt ra, như: Các gói an sinh xã hội đã bao quát hết đối tượng trong cộng đồng chưa? Các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp đã hiệu quả thực chất chưa? Các chuyên gia cho rằng, chống thất thu trong bối cảnh mọi doanh nghiệp đều có lý do xin miễn giảm, chậm đóng, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài với “truyền thống” và “kinh nghiệm” chuyển giá cũng sẽ là một thách thức.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, quan trọng nhất trong đảm bảo sự công bằng và cân đối ngân sách bền vững, một là cân đối nguồn thu, gia tăng những nguồn thu bền vững, giảm thiểu các nguồn thu phập phù. Đây là một trong những bài toán không hề dễ dàng, nó đòi hỏi phải tái cấu trúc hệ thống thuế và hướng tới những đối tượng thu ổn định cũng như công bằng. Thứ hai là đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách không được gia tăng trên tinh thần chung là phải cải cách tư duy của nhà nước.

“Nhà nước không phải là nhà đầu tư lớn mà Nhà nước cần phải là một nhà quản trị vĩ mô và giảm thiểu bộ máy, tinh gọn hiệu quả, từ đó mới đảm bảo tính bền vững. Bên cạnh đó, những gói hỗ trợ phát triển xã hội cũng như chống lạm phát cũng là một trong những vấn đề cần phải được lưu tâm trong năm 2021”, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong nêu ý kiến.

Chỉ rõ những thách thức trong chính sách tài khóa của Việt Nam thời gian tới, các chuyên gia cũng cho rằng, toàn nền kinh tế đang có những cơ hội mới. Tiến sĩ Lê Hoài Nam – Vụ Tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước cho rằng, việc ổn định sản xuất trong thời gian qua, tạo lợi thế cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới, đặc biệt là việc xuất khẩu các ngành hàng, lĩnh vực mà nhiều quốc gia có thế mạnh đang gặp khó khăn do phải đối phó với dịch bệnh như máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, điện thoại, các loại linh kiện….

“Nếu chúng ta có khả năng duy trì kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nguyên liệu đầu vào, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh thì khả năng chúng ta có thể đẩy mạnh xuất nhập khẩu, đó là cơ hội lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam đang có cơ hội chiếm lĩnh thị trường trong nước. Chúng ta có thời gian dài tăng cường xuất nhập khẩu nhưng đại dịch là cơ hội để chúng ta nhìn lại thị trường trong nước để các doanh nghiệp phát huy thế mạnh của mình và chiếm lĩnh thị trường trong nước”, TS. Lê Hoài Nam nói.

Đại diện Kiểm toán Nhà nước khuyến nghị các giải pháp, trong đó, về chính sách tài khóa thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý chặt chẽ nguồn thu, tăng cường công tác kiểm tra,thanh tra thuế đối với thu thuế, phí, lệ phí. Bên cạnh đó, cân nhắc thận trọng trong việc tăng thu từ các nguồn bán tài sản, quyền tài sản với việc chấp nhận tăng bội chi ngân sách nhà nước và tăng nợ công trong ngắn hạn. Trước mắt, trong năm 2020, Chính phủ nên chọn lựa giải pháp tăng trần nợ công từ 4,99% GDP như hiện nay lên tối đa 5,59% GDP để giảm áp lực thu được tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp 38.500 tỷ đồng.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế bị hạn chế do dịch bệnh, đây là “thời điểm vàng” để Việt Nam tăng cường tiềm lực để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp phụ trợ, máy móc công nghệ xuất khẩu. Đặc biệt, cần chi cho đầu tư phát triển trong điều kiện tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu. Các chuyên gia dự báo, trong dài hạn, Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để cổ phần hóa doanh nghiệp, cải cách căn bản nền tài chính công, tạo động lực bứt phá nền kinh tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính sách hỗ trợ tài khóa: Cần hỗ trợ đúng, trúng, không thể "cào bằng"
Chính sách hỗ trợ tài khóa: Cần hỗ trợ đúng, trúng, không thể "cào bằng"

VOV.VN - Gói hỗ trợ tài khóa nhằm ứng phó với dịch Covid-19 là hết sức cần thiết, tuy nhiên, cần cảnh giác trước các trường hợp lợi dụng trục lợi chính sách.

Chính sách hỗ trợ tài khóa: Cần hỗ trợ đúng, trúng, không thể "cào bằng"

Chính sách hỗ trợ tài khóa: Cần hỗ trợ đúng, trúng, không thể "cào bằng"

VOV.VN - Gói hỗ trợ tài khóa nhằm ứng phó với dịch Covid-19 là hết sức cần thiết, tuy nhiên, cần cảnh giác trước các trường hợp lợi dụng trục lợi chính sách.

Chi trả nợ tăng nhanh hơn tăng trưởng: Đe dọa bền vững tài khóa
Chi trả nợ tăng nhanh hơn tăng trưởng: Đe dọa bền vững tài khóa

VOV.VN - Tỷ lệ thu/GDP của Việt Nam không thấp, nhưng áp lực tăng chi tiêu công vẫn ở mức cao khiến Việt Nam phải vay nợ và các chỉ số nợ đã sát ngưỡng an toàn.

Chi trả nợ tăng nhanh hơn tăng trưởng: Đe dọa bền vững tài khóa

Chi trả nợ tăng nhanh hơn tăng trưởng: Đe dọa bền vững tài khóa

VOV.VN - Tỷ lệ thu/GDP của Việt Nam không thấp, nhưng áp lực tăng chi tiêu công vẫn ở mức cao khiến Việt Nam phải vay nợ và các chỉ số nợ đã sát ngưỡng an toàn.

IMF: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 2,4% trong năm 2020
IMF: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 2,4% trong năm 2020

VOV.VN - Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới, song IMF khuyến cáo, Việt Nam cần duy trì các chính sách kinh tế vĩ mô mang tính hỗ trợ, đặc biệt là chính sách tài khoá.

IMF: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 2,4% trong năm 2020

IMF: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 2,4% trong năm 2020

VOV.VN - Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới, song IMF khuyến cáo, Việt Nam cần duy trì các chính sách kinh tế vĩ mô mang tính hỗ trợ, đặc biệt là chính sách tài khoá.