Làn sóng giảm thuế nhập khẩu của Trung Quốc
Việc Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ tạo cơ hội cho các đối tác đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào quốc gia này.
Kế hoạch nói trên của Trung Quốc dự kiến sẽ được thực hiện ngay trong tháng 10 tới.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch đang chiếm đến 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. |
Toan tính của Trung Quốc
Các chuyên gia cho rằng, bằng cách cắt giảm thuế nhập khẩu, Trung Quốc đang gửi một thông điệp rằng họ sẽ tiếp tục mở cửa và cải cách bất kể cuộc chiến thương mại đang căng thẳng. Việc cắt giảm thuế chỉ là bước khởi đầu trong việc giải quyết các thực tiễn thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Hiện mức thuế trung bình dành cho các đối tác thương mại thuộc diện tối huệ quốc (MFN) của Trung Quốc là 9,8%. Nếu so với nhiều nền kinh tế phát triển, như Mỹ (3,4%) thì mức thuế của Trung Quốc vẫn khá cao. Bởi vậy, chính quyền Trump đã cáo buộc Trung Quốc là một nền kinh tế bảo hộ.
Ông Chang Shu, chuyên gia kinh tế của Bloomberg cho rằng, động thái này của Trung Quốc có thể đẩy mạnh tiêu dùng nội địa để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Cảnh báo cho Việt Nam
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc tiếp cận thị trường Trung Quốc vẫn bị hạn chế đối với một số nước. “Đây có thể là một “kế hoãn binh” của Trung Quốc khi cuộc chiến thương mại với Mỹ đã gây ra nhiều tổn thương cho kinh tế nước này. Ngoài ra, Trung Quốc có thể thông qua việc giảm thuế nhập khẩu để lôi kéo các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… thành đồng minh của mình”, ông Hiếu nhận định.
PGS-TS. Phạm Tất Thắng, chuyên gia cao cấp của Viện Nghiên cứu thương mại- Bộ Công Thương đánh giá, dù là một thị trường lớn, song Trung Quốc không phải là thị trường ổn định và ẩn chứa nhiều rủi ro khó lường. Doanh nghiệp Trung Quốc thường chỉ yêu cầu thanh toán bằng CNY, gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.
“Việc Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu sẽ là cơ hội cho Việt Nam giảm nhập siêu với quốc gia này. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt chủ yếu xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch nên dễ bị thương lái Trung Quốc qua mặt. Do đó, các doanh nghiệp nội cần hạn chế kinh doanh chênh lệch giá với thương lái Trung Quốc qua đường tiểu ngạch”, ông Thắng nhấn mạnh./. Bộ trưởng Thương mại Mỹ tới Bắc Kinh, giải quyết tranh chấp thương mại
Mỹ -Trung xung đột thương mại, cá tra Việt Nam hưởng lợi cả hai thị trường