Vì sao xảy ra hiện tượng bốt điện bị nổ?
VOV.VN - Bốt điện hay trạm biến áp đều có những cảnh báo “cấm sờ” hay “cấm đến gần” nhưng người dân dường như chưa hiểu hết sự nguy hiểm.
Vô tư ngồi cạnh buồng hạ thế dù có cảnh báo "Cấm lại gần". |
Dạo quanh các phố Hà Nội, không khó để bắt gặp những bốt điện (trạm biến áp) trên các vỉa hè. Mặc dù đã có những cảnh báo rất rõ ràng như “cấm sờ”, “cấm đến gần”, "nguy hiểm hết người" hay “cực kỳ nguy hiểm” nhưng dường như vô tác dụng với người dân. Cảnh tượng “dùng” trạm biến áp hay gần cột điện là nơi nghỉ chân, nơi bán hàng… diễn ra phổ biến.
Một trạm biến áp gần bến xe buýt. |
Để truyền tải công suất điện lớn từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, thì giải pháp tăng điện áp để hạn chế tổn thất công suất và giảm giá thành đầu tư đường dây là một lựa chọn tối ưu. Chính vì thế, các trạm biến áp ra đời có vai trò giảm áp, phân phát điện đến từng hộ gia đình.
EVN Hà Nội ra thông cáo báo chí về vụ nổ trạm biến áp ở Hà Đông |
Bên trong các máy biến áp thường có chứa dầu mỏ (có tính cách điện), dùng để làm mát mạch điện. Các trạm biến áp đều được trang bị hệ thống ngắt khi quá tải điện, với thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu gặp sự cố như đoản mạch, chập mạch… dòng điện đôi lúc tăng đột ngột, có thể gây ra tia lửa điện, khiến dầu bắt lửa trong không gian khép kín gây nổ.
Bán hàng dưới cột điện, trên đầu có vô số dây điện. |