8 cách giúp bạn lấy lại lòng tin từ người khác khi lỡ lừa dối
Thứ Tư, 05:47, 13/06/2018
VOV.VN - Khi bạn đánh mất niềm tin của ai đó dành cho mình, thường rất khó để họ có thể tin tưởng bạn một lần nữa. Dưới đây là một số cách giúp bạn làm điều đó.
Đừng cố gắng làm giảm nỗi đau: Một người bị phản bội, họ biết bạn làm gì với họ. Thay vì bạn cố gắng nói mọi chuyện giống như đang thanh minh cho bản thân, không muốn nhắc đến chuyện sai lầm thì hãy đối mặt với vấn đề. Để vượt qua được lỗi lầm lớn này, bạn phải biết chấp nhận sự thật, đối diện với nỗi đau thì vết thương mới có thể lành. |
Thành thật với nhau: Trong các mối quan hệ, niềm tin chính là thứ giúp hai người có thể đi cùng nhau trên những chặng đường dài. Nếu đã trót một lần lừa dối, thì đừng nên lặp lại điều đó lần thứ 2. Nhà tâm lý học Robert Weiss nói rằng việc lấy lại lòng tin của người khác chỉ có thể thực hiện được khi mối quan hệ rõ ràng, minh bạch. Vậy nên, trong mối quan hệ, hãy thành thật với nhau, nói cho nhau biết từ những điều nhỏ nhất. |
Không có thái độ tấn công: Khi bạn nói với người kia của mình rằng: Anh/em không phải là người chồng/vợ tốt hay không phải hình mẫu lý tưởng thì điều bạn nhận lại sẽ là sự tức giận của họ. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của bất kỳ mối quan hệ nào. Vậy nên, đừng nói chuyện với nhau bằng thái độ khiêu khích hay tấn công vì bạn đang muốn cứu vãn mối quan hệ chứ không phải phá vỡ nó. |
Đừng đóng vai trò bị cáo và công tố viên: Thời gian đầu của việc quyết định quay về với nhau sau khi bị lừa dối, đừng đóng vai trò người kết tội và bị cáo. Hành vi này không giúp gây dựng niềm tin mà còn có tác dụng ngược lại. Thay vì dùng sự tức giận để trút lên người phản bội, bạn hãy cố gắng để có thể cư xử bình thường nhất, chính điều này cũng giúp người phản bội nhận ra lỗi lầm, cố gắng lấy lại niềm tin đã mất. |
Không liên quan đến người thứ 3: Đừng lấy lý do vì con cái, bố mẹ hay ai đó để duy trì hay phá vỡ một mối quan hệ. Nếu cả hai quyết định tiếp tục sống với nhau sau lỗi lầm của người kia, thì hãy tự mình chịu trách nhiệm cho mọi việc. Bên cạnh đó, cuộc đối thoại của hai người về chuyện đã xảy ra cũng không nên có sự xuất hiện của người thứ 3. Nhà tâm lý học Joe Kort tin rằng người duy nhất có thể có mặt trong những cuộc trò chuyện này là một chuyên gia tâm lý về hôn nhân - gia đình. |
Cho phép đối tác có nhiều thông tin hơn: Hãy để nửa kia biết nhiều vào những phần riêng tư trong cuộc sống của bạn hơn như: danh bạ cuộc gọi, tài khoản mạng xã hội... Nếu đã quyết định trung thực, bạn sẽ không có quyền gì để che giấu. Chính điều này sẽ giúp nữa kia tin tưởng và bình tĩnh hơn. Theo thời gian, họ sẽ không còn quan trọng việc phải kiểm tra, kiểm soát bạn nữa vì niềm tin được khôi phục. |
Những hành động mang tính tượng trưng: Theo Tiến sĩ tâm lý về hôn nhân - gia đình Jim Walkup, để khắc phục tình trạng sau ngoại tình, bạn nên có những hành động mang tính tượng trưng để cả hai cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Bạn có thể đi xem phim, du lịch, những bữa ăn tối lãng mạn hay những món quà ý nghĩa...để tạo ra những kỷ niệm đẹp. |
Đừng mong đợi sự tha thứ ngay lập tức: Những tổn thương bạn gây ra sẽ không thể lành ngay lập tức nên đừng mong chờ sự tha thứ nhanh chóng. Khi các cặp đôi quyết định tiếp tục sau khi một nửa kia ngoại tình, mắc sai lầm, họ có thể sẵn sàng cho mọi thứ khác trước và cả hai khó ở cạnh bên nhau ngay từ đầu. Tuy nhiên, theo con số thống kê, có đến 70% các cặp vợ chồng từng ngoại tình có thể sống vui vẻ cùng nhau khi trải qua được giai đoạn này. |