Dấu hiệu con bạn bị bắt nạt ở trường
Thứ Năm, 19:00, 07/09/2017
VOV.VN - Thay đổi thói quen ăn uống, gặp vấn đề về giấc ngủ, kết quả học tập giảm sút... là những dấu hiệu cho thấy có thể con đang bị bắt nạt ở trường.
Con bạn bị trầm cảm: Dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy con bạn là nạn nhân của bắt nạt là các triệu chứng trầm cảm. Một nghiên cứu năm 2001 về hành vi bắt nạt ở thanh niên Mỹ đã viết: "Trẻ bị bắt nạt thường cho thấy cảm giác không an tâm, lo lắng, căng thẳng, cô đơn, bất hạnh, các triệu chứng thể chất và tinh thần, lòng tự trọng thấp". Trầm cảm có thể dẫn đến những điều bi thảm như tự tử, vì vậy hãy cha mẹ hãy để ý con mình, nếu có những dấu hiệu này nên có cách giúp đỡ trẻ từ sớm. |
Thói quen ăn uống của con bạn thay đổi: Nếu bạn nhận thấy rằng con không còn ăn bữa tối cùng cả nhà hay kêu đói khi từ trường về, chúng có thể là nạn nhân của bắt nạt. Những thay đổi này xảy ra vì một số lý do, bao gồm trầm cảm. Các khả năng khác bao gồm kẻ bắt nạt lấy thức ăn hoặc tiền ăn trưa của con bạn. |
Con của bạn gặp khó khăn khi ngủ: Con của bạn có nhiều cơn ác mộng hơn bình thường không? Nếu bạn thường thức dậy vào lúc nửa đêm để an ủi đứa trẻ đang sợ hãi hoặc đôi khi chúng có vẻ mệt mỏi, khó ngủ thì đó có thể là hậu quả của việc bắt nạt. |
Con của bạn muốn luôn ở một mình: Con của bạn đột nhiên dành nhiều thời gian trong phòng không? Chúng thường từ chối khi bạn bè rủ đi chơi? Chúng không tham gia các hoạt động sau giờ học mà chỉ ở nhà và xem TV? Nếu có những điều này, bạn có thể xem xét trường hợp con bị bắt nạt. Bạn có thể nản lòng với con khi chúng sống khép mình và ngại tiếp xúc với ngay cả các thành viên khác trong gia đình, nhưng đây là thời gian bạn phải nỗ lực hơn để kết nối với con mình. |
Con của bạn phản ứng tiêu cực đối với gia đình: Con gái của bạn, người đã luôn luôn rất ngọt ngào với anh chị em của mình, đột nhiên bắt đầu chế nhạo người khác và coi đó làm niềm vui. Hoặc con trai của bạn, trước đây là một người trợ giúp tốt ở nhà, từ chối làm việc nhà và hét lên khi bạn yêu cầu cậu ấy giúp đỡ. Không có cách nào để trút sự tức giận ở trường học, trẻ em bị bắt nạt sẽ có hành động tiêu cực với gia đình. Lynn R. Zakeri, LCSW , một nhà trị liệu lâm sàng, nói rằng: "Ngoài những dấu hiệu thông thường, đứa trẻ cũng có thể trở thành người đi bắt nạt. Mục tiêu là gia đình, nơi có những người yêu thương chúng vô điều kiện". |
Trẻ không muốn đi học: Thường thì nạn nhân của việc bắt nạt để tránh đi học nên họ không phải đối mặt với những kẻ hành hạ mình. Bạn có thể nhận thấy rằng con "cảm thấy bị bệnh" nhưng không có triệu chứng bệnh. Hoặc là chúng đưa ra các lý do để không phải đi học. Đó là bởi vì chúng cảm thấy an toàn khi ở nhà, nơi chúng không phải đối phó với kẻ bắt nạt. |
Kết quả học tập giảm sút: Không có gì đáng ngạc nhiên, điểm kém là dấu hiệu khác cho thấy đứa trẻ của bạn đang bị bắt nạt. Ngoài việc không đến trường học, chúng có thể không tập trung trong lớp. Con bạn khó có thể quan tâm đến việc học khi an toàn của chúng không được đảm bảo. Trong một nghiên cứu năm 2010 tại UCLA , các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự bắt nạt có ảnh hưởng đáng kể đến thành tích học tập của học sinh. |
Các thương tích không rõ nguyên nhân: Khi bắt nạt về thể chất, bạn có thể thấy các vết bầm tím mới trên chân hoặc một vài vết xước trên mặt. Những thương tích này có thể là từ những kẻ bắt nạt, hoặc do con bạn là tự gây ra. Tiến sĩ Mayra Mendez, Ph.D. , một chuyên gia trị liệu tâm thần đã nói về những ảnh hưởng vật lý của việc bắt nạt: "Con trẻ trở về nhà từ trường với vết thâm tím, vết cắt hoặc vết trầy xước và chúng không thể giải thích được các thương tích xảy ra như thế nào, đứa trẻ tự cắt tay hoặc chân và cố gắng giấu vết thương với cha mẹ". |
Nói những điều tiêu cực về bản thân: Con của bạn có thể là nạn nhân của sự bắt nạt nếu họ nói những điều như "Tôi béo" hoặc "Không ai thích tôi" hoặc "Tôi ngu ngốc." |
ắt tay, chân hoặc nghĩ về tự sát: Nếu việc bắt nạt kéo dài trẻ có thể bắt đầu làm những việc tự hủy hoại như chạy trốn khỏi nhà, làm hại bản thân hoặc nói về tự tử. Tiến sĩ Mendez đã nói "Bắt nạt lâu dài có thể góp phần vào những tư tưởng tự tử và hành vi tự gây thương tích như rạch tay, chân...". Ngoài ra, trẻ có thể tìm kiếm thông tin về tự hành hạ hoặc có vẻ như tò mò khi đọc về tự tử hoặc nhìn thấy các đoạn phim trên YouTube theo chủ đề tự sát. |