Đừng tin vào lời hứa của đàn ông

VOV.VN - Đã bao lần cậu ta thề thốt, hứa là sẽ sửa đổi nhưng chứng nào tật ấy, cậu ta tiếp tục phạm sai lầm khiến gia đình điêu đứng.

Tôi có 2 cô em gái sinh đôi năm 1982. Lúc mới sinh cả hai em tôi đều dễ nuôi và mạnh khỏe, nhưng đến lúc bắt đầu tập đi thì gia đình tôi mới phát hiện ra cô chị mãi mãi không đi được như cô em. Bố mẹ tôi đã đưa em đi khám thì mới biết là em bị teo cơ chân phải và cho em chạy chữa mấy năm liền mà không thấy kết quả gì. Thế là em tôi bị tật ở chân, chấp nhận cả đời đi tập tễnh.

Ngoài tật ở chân ra, nói chung em tôi vẫn phát triển bình thường, trí tuệ minh mẫn, ăn ở nề nếp, gọn gàng, sạch sẽ. Em tôi không đỗ đại học nên ở nhà học cắt may, em rất khéo tay, nên may đẹp, tay nghề vững vàng. Em tôi đã xin đi làm ở nhiều nơi, nhưng chỗ nào cũng chỉ làm được một thời gian thì phải bỏ vì bị người ta trêu chọc nhiều quá. Có người độc mồm bảo sao em cứ vừa đi vừa múa thế, thế là em tôi xấu hổ, không dám cả đi ăn trưa, phải chịu nhịn đói vì ra ngoài thì sợ người ta cười chê.

Những lúc tủi thân quá em tôi lại gọi điện về nhà và khóc rất nhiều, cả nhà tôi ai cũng thương em, xót xa rơi lệ theo em, động viên em cố gắng. Thế rồi em tôi xin được vào làm công nhân cho một Công ty dành cho người khuyết tật ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Vì xa nhà, điều kiện đi lại khó khăn, nên em tôi thuê nhà ở trọ gần Công ty cho tiện.



Nghe câu chuyện ở đây
Giữa năm ngoái, em tôi về thăm nhà, dẫn theo một cậu bạn trai, cậu ấy tên là T, kém em tôi hai tuổi, trông cũng khỏe mạnh, khôi ngô, nói năng lễ phép. Cậu ấy đã chủ động thưa chuyện với gia đình xin phép cho hai đứa được tìm hiểu nhau. Gia đình tôi rất mừng và vui vẻ đồng ý. Từ đó một đôi tuần, các em lại đưa nhau về nhà chơi.

Qua tìm hiểu, gia đình tôi được biết là cậu ấy chưa có công ăn việc làm ổn định, hoàn cảnh cũng rất éo le. Nhà T có 4 anh em, cậu ấy là anh cả. Từ nhỏ đến giờ, bốn anh em T không hề biết bố mình là ai mà chỉ sống với bố dượng. Bố dượng và mẹ T hay bất hòa, nên mẹ T đã bỏ sang Trung Quốc cùng người chị ruột của mẹ để làm ăn. Bố dượng T bị tai biến nên phải ngồi xe lăn. T và bố dượng cũng không hợp nhau nên cậu ấy bỏ đi phiêu bạt kiếm sống.

Gia đình tôi cũng xác minh thân thế của T và thấy quả đúng là như vậy. Khi hai đứa muốn được kết hôn để ổn định cuộc sống, gia đình tôi đã đồng ý và tổ chức lễ thành hôn cho hai em rất chu đáo, vui vẻ. Bà con, họ hàng, và làng xóm ai cũng mừng cho em tôi lấy được chồng khỏe mạnh lại đẹp trai.

Sau hôn lễ, vì gia cảnh T không nơi nương tựa, gia đình tôi cho T ở rể. Hai đứa ở một gian độc lập, tuy là chung, nhưng không bị phụ thuộc vào cả nhà. Thời gian đầu, T rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, nên cả nhà đều yêu quý, nhưng rồi thỉnh thoảng cậu ấy lại say rượu, và đi chơi đến khuya mới về.

Có hôm em tôi lại thấy tin nhắn của một số máy lạ, “anh xuống đi, em nhớ lắm”, gặng hỏi thì cậu ấy nhất định bảo là không có chuyện gì cả, người ta nhắn nhầm số thôi. Lời qua tiếng lại, rồi cậu ấy bỏ đi hơn 2 ngày mới về. Về nhà, em rể tôi xin lỗi cả nhà tôi và hứa sẽ sửa đổi nhưng chỉ được ít ngày cậu ấy lại say sưa rượu chè và lại mắc lỗi. Những lúc như thế, gia đình tôi lại gọi T ngồi nói chuyện, phân tích, khuyên nhủ, dặn dò, có khi cả mắng mỏ nữa, vì mong cậu ấy tiến bộ hơn.

Để tạo cho em rể tôi có công ăn việc làm, một người em gái của tôi đã xin cho cậu ấy vào làm công nhân của nhà máy, công việc cũng nhàn và lương được khoảng 3 triệu đồng. Một thời gian sau, em gái tôi, tức là vợ của T sinh con. Em tôi sinh đôi, một trai, một gái, cả nhà tôi ai cũng mừng. Nhưng trong khi mẹ tôi và các chị em gái thay nhau chăm sóc cho ba mẹ con thì em rể tôi chả đoái hoài gì, cả ngày vẫn rượu chè, thậm chí, còn cắm cả giấy đăng ký xe của vợ, lấy 2 triệu để tiêu xài.

Trong khi đó, tiền lương T kiếm được chẳng đưa cho vợ, dù vợ chồng cô em ăn chung với nhà tôi, nhưng tôi cũng không lấy tiền vì muốn tạo điều kiện cho các em tích cóp, cuối năm còn làm lại nhà cửa. Thế mà có tiền vào, em rể tôi không những không biết lo cho gia đình mà còn vô trách nhiệm đến như thế.

Lần này gia đình tôi không nhịn được nữa, lại tổ chức họp và các em tôi quá bất bình, muốn đuổi T đi. Nhưng mẹ tôi và tôi phân tích để các em rộng lòng tha thứ cho cậu ấy, để thêm một cơ hội nữa, cũng là vì không muốn em gái tôi không có chồng, các cháu tôi đã sinh ra mà không có cha.

Sau lần ấy, T thay đổi nhiều hơn và tu chí làm ăn hơn. Nhưng rồi cũng chỉ được vài bữa, có hôm cậu ấy say rượu mò về, lăn ra nền nhà. Nhìn cảnh mẹ tôi bế một cháu, em gái tôi bế một cháu, ngồi thu lu trong góc nhà, còn cậu ta thì say rượu, nhằm nhổ nước bọt phì phì, rồi kêu la loạn xạ, tôi không thể chịu đựng được nên nói mấy câu. Thế mà em rể tôi bảo “tự nhiên mà tôi về nhà này à”.

Tôi tức quá quát lên, “tao không có loại em thế này, cút ra cổng ngay”. Thế là cậu ta thu quần áo bỏ ra đầu làng, nằm vật vã. Thấy vậy anh đồng hao của tôi đưa cậu ta vào viện nằm. Sáng hôm sau, cậu ta trốn viện, bỏ đi một ngày đêm, rồi lại mò về nhà, cúi đầu xin lỗi, về viết bản kiểm điểm, tự nhận lỗi lầm đã mắc phải và hứa sửa chữa ra sao để cậu ấy ghi nhớ hàng ngày mà sống cho tốt hơn.

Quả là đúng sau lần đó, em rể tôi tiến bộ không ngờ, ngày phải đi làm ca, khi ở nhà thì tranh thủ nấu nướng cho cả nhà, giặt giũ nấu nướng cho vợ con, đến kỳ lĩnh lương cậu ấy còn bàn với vợ đóng góp cho tôi 1 triệu rưỡi để chi tiêu cho sinh hoạt. Tôi không muốn nhận, nhưng mẹ tôi và các em tôi bảo nên nhận để cậu ta có trách nhiệm, với lại, nếu không nhận cậu ấy cũng ăn tiêu hết.

Nhưng sự tiến bộ của em rể tôi cũng chỉ được hai tháng, thỉnh thoảng cậu ta lại đi chơi, uống rượu. Rồi đến một ngày, khi con trai đang sốt cao, cậu ta không chăm sóc mà lại bỏ đi. Mấy hôm sau mới nhắn tin về là đã cắm xe máy của vợ, được 3 triệu để đi làm ăn xa. Thế là nhà tôi lại phải lo tiền chuộc xe về, và cả nhà lại thống nhất là không thể tha thứ.

Nhưng vừa rồi, em rể tôi lại gọi điện cho tôi và nói rằng anh ơi, em xin lỗi anh, cho em làm lại, em muốn về nhà. Nói thật là tôi luôn lo lắng và rất buồn cho chuyện hạnh phúc của em gái mình. Không đêm nào tôi có giấc ngủ trọn vẹn vì lo nghĩ cho em.

Em tôi thiệt thòi từ tấm bé và phải chịu cảnh khuyết tật cả đời, tôi thật sự mong em mình có được hạnh phúc trọn vẹn. Thế nhưng với tính cách và lối sống của em rể tôi như thế thì làm sao em gái tôi có thể nhờ vào chồng?

Gia đình tôi có tính nền nến gia giáo, kể cả dâu rể đều hòa thuận, trên bảo dưới nghe, nhưng từ khi có cậu ta về, gây ra bao nhiêu chuyện phức tạp cho gia đình. Tôi chỉ sợ cậu ta không những làm gánh nặng cho em tôi, mà còn nêu gương xấu cho con cháu trong nhà. Nhưng tôi cũng không đành lòng, nhìn ba mẹ con em mình sống cô đơn, không có người đàn ông trong nhà.

Bây giờ mọi quyết định về tương lai và hạnh phúc của em phụ thuộc vào câu trả lời cuối cùng của tôi, nên tôi thực sự hoang mang, không biết nên quyết định thế nào./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gái “ế” thì phải “hạ giá”?
Gái “ế” thì phải “hạ giá”?

VOV.VN -Ngoài 30 tuổi, cô thấy mình vẫn trẻ, chưa tìm được người thích hợp để lấy làm chồng thì chưa lấy thôi, chứ cô đâu có "ế".

Gái “ế” thì phải “hạ giá”?

Gái “ế” thì phải “hạ giá”?

VOV.VN -Ngoài 30 tuổi, cô thấy mình vẫn trẻ, chưa tìm được người thích hợp để lấy làm chồng thì chưa lấy thôi, chứ cô đâu có "ế".

Thà bỏ vợ chứ không bỏ anh em
Thà bỏ vợ chứ không bỏ anh em

VOV.VN - Dù cuộc sống có nhiều khó khăn nhưng chồng tôi vẫn ngu ngơ nghe lời anh em trong nhà sắp đặt mà bỏ qua vợ con.

Thà bỏ vợ chứ không bỏ anh em

Thà bỏ vợ chứ không bỏ anh em

VOV.VN - Dù cuộc sống có nhiều khó khăn nhưng chồng tôi vẫn ngu ngơ nghe lời anh em trong nhà sắp đặt mà bỏ qua vợ con.

29 tuổi vẫn chưa có mảnh tình vắt vai
29 tuổi vẫn chưa có mảnh tình vắt vai

Đã 29 tuổi rồi tình duyên của tôi vẫn là con số 0 tròn trĩnh, công việc chưa có, người yêu cũng không.

29 tuổi vẫn chưa có mảnh tình vắt vai

29 tuổi vẫn chưa có mảnh tình vắt vai

Đã 29 tuổi rồi tình duyên của tôi vẫn là con số 0 tròn trĩnh, công việc chưa có, người yêu cũng không.

Chiếc sơ mi tuột cúc
Chiếc sơ mi tuột cúc

9h30 tối anh vẫn nhấp nhổm đợi vợ bên cốc café lạnh ngắt. Buổi sáng trước khi đi làm, vợ đã nhắn rằng hôm nay có việc cơ quan về muộn…

Chiếc sơ mi tuột cúc

Chiếc sơ mi tuột cúc

9h30 tối anh vẫn nhấp nhổm đợi vợ bên cốc café lạnh ngắt. Buổi sáng trước khi đi làm, vợ đã nhắn rằng hôm nay có việc cơ quan về muộn…

Tình già
Tình già

Tròn 40 năm ngày cưới, may thay tôi với bà chưa ai lẩm cẩm, vẫn nhớ cái ngày kỉ niệm cũ mèm.

Tình già

Tình già

Tròn 40 năm ngày cưới, may thay tôi với bà chưa ai lẩm cẩm, vẫn nhớ cái ngày kỉ niệm cũ mèm.

Nhỏ nhen như… đàn bà
Nhỏ nhen như… đàn bà

Anh đang lúi húi đun đun nấu nấu, hai người bạn lanh canh chén đũa thì bất chợt… chị về!

Nhỏ nhen như… đàn bà

Nhỏ nhen như… đàn bà

Anh đang lúi húi đun đun nấu nấu, hai người bạn lanh canh chén đũa thì bất chợt… chị về!

Để vợ chồng là bạn tâm giao
Để vợ chồng là bạn tâm giao

Hôn nhân sẽ bền chặt, hạnh phúc khi vợ chồng không chỉ là hai kẻ đang yêu mà còn gắn bó với nhau như hai người bạn tri âm, tri kỉ.

Để vợ chồng là bạn tâm giao

Để vợ chồng là bạn tâm giao

Hôn nhân sẽ bền chặt, hạnh phúc khi vợ chồng không chỉ là hai kẻ đang yêu mà còn gắn bó với nhau như hai người bạn tri âm, tri kỉ.

Bạn trai hơi tí là giận
Bạn trai hơi tí là giận

Càng ngày anh càng quá đáng, hơi một tí là giận, giận đến vài ba ngày. Khi tôi nhắn tin xin lỗi làm lành, anh lại càng chảnh.

Bạn trai hơi tí là giận

Bạn trai hơi tí là giận

Càng ngày anh càng quá đáng, hơi một tí là giận, giận đến vài ba ngày. Khi tôi nhắn tin xin lỗi làm lành, anh lại càng chảnh.

 Thắp lửa một trái tim tan vỡ
Thắp lửa một trái tim tan vỡ

Tình yêu đem đến bao nhiêu điều tốt đẹp thì chia tay sẽ lấy đi chừng ấy thứ, thậm chí khiến người ta không còn muốn sống nữa.

 Thắp lửa một trái tim tan vỡ

Thắp lửa một trái tim tan vỡ

Tình yêu đem đến bao nhiêu điều tốt đẹp thì chia tay sẽ lấy đi chừng ấy thứ, thậm chí khiến người ta không còn muốn sống nữa.