Học cách hòa thuận với mẹ chồng
Không ít chị em trong các cuộc chuyện trò thường ca thán mình
chẳng hợp mẹ chồng, thậm chí còn có mối quan hệ căng thẳng.
chẳng hợp mẹ chồng, thậm chí còn có mối quan hệ căng thẳng.
Cho nên ở một góc độ nào đó, với những “động thái” mang đặc điểm giới rõ ràng như vậy, nếu có thể bỏ qua được, hãy xác định bỏ qua. Bạn vừa nghe cô con dâu nhà hàng xóm rỉ tai rằng hôm qua mẹ chồng bạn “buôn” suốt chiều với mẹ chồng cô ấy và đề tài là bạn? Hãy nghĩ đến những lúc bạn tham gia ngồi “tám” với đám chị em công sở trong phòng, lúc ấy bạn cũng chỉ buôn bán góp vui chứ đâu có ác ý gì, cho nên có thể bỏ qua. Vì bạn và bà đều là phụ nữ và có nhu cầu chia sẻ.
Cũng vì cả hai đều là đàn bà nên bên cạnh những đặc điểm xấu xí như để ý vặt, hay ghen, tranh giành nhau một người đàn ông (chồng bạn, con trai của bà)... thì bạn và mẹ chồng vẫn tồn tại trong mình những điều tốt đẹp chỉ phụ nữ mới có, đó là lòng nhân hậu, vị tha, thích quan tâm, săn sóc... Hãy nghĩ đến những đặc điểm đó là thế mạnh, nét tích cực của “đối phương” để bất cứ mâu thuẫn nào xảy ra sau đó đều có thể xí xóa được hết.
Có thể bạn ấm ức vì mẹ chồng không chịu xắn tay vào giúp mình những việc bếp núc, giặt giũ, trông cháu... Nhưng những bà nội nhác việc nhà như thế lại thường là người có thế mạnh ở giao tiếp xã hội, giao du, quen biết rộng và có khả năng tài chính. Nếu một bà nội “nhác việc nhà” bỗng dưng cho vợ chồng bạn thêm tiền để đủ sức mua căn nhà các bạn đang ước ao, thì đừng nghĩ đó là việc đương nhiên, hãy biết ơn bởi ông bà không có nghĩa vụ phải làm điều đó với vợ chồng bạn. Nên nghĩ rằng, nếu không có sự tiếp sức ấy, thì kế hoạch mua nhà của các bạn còn kéo dài rất lâu, thậm chí đến hết đời nếu chỉ là người làm công ăn lương hàng tháng.
Nếu bạn luôn ức chế vì cứ phải xoay như chong chóng với việc xếp lịch đi làm, đón con, tắm rửa, cho chúng ăn mà không hề được mẹ chồng hỗ trợ, hãy nghĩ lại chuyện lần trước, khi một người bà con nào đó bên ngoại của bạn phải đi cấp cứu, trong nhà còn đang lúng túng rối tinh thì mẹ chồng bạn là người gọi giúp cuộc điện thoại tới bác sĩ trong viện để sắp xếp ổn thỏa. Bà sau đó còn thăm hỏi người nhà bạn và quà cáp chu đáo... Bạn thấy không, những mẹ chồng như vậy chưa hẳn là cố tình đẩy việc nhà cho bạn, chẳng qua họ có thừa đam mê với “việc lớn” nên xem nhẹ “việc không tên” mà thôi.
Lại có những mẹ chồng hay xét nét con dâu, soi con dâu từ cái váy cô ấy mặc đến đôi tất cô ấy mang, kiểu tóc, màu móng tay, cách cô ấy tiêu tiền... Những mẹ chồng ấy đa phần có sự khác biệt với con dâu về gốc gác, nên dẫn đến sự khác biệt trong cách sống. Đừng lấy làm khó chịu. Thử nghĩ lại xem, nếu không nhờ sự chân chất, giản dị, biết căn cơ tiết kiệm ấy, thì chắc gì họ đủ tiền cho con trai - là chồng bạn bây giờ - đi du học nước ngoài và trở nên thành đạt như hôm nay. Hãy nghĩ rằng, chưa biết chừng bạn cũng cần học một chút tính căn cơ của bà. Trước giờ bạn luôn nghĩ vì mình còn trẻ, kiếm được tiền nên cần phải tiêu tiền, nhưng bạn có nghĩ, mình trong ngần ấy năm đi làm đã tiết kiệm được bao nhiêu cho những kế hoạch dài hơn chưa?
Sau cùng tôi cho rằng, mọi khó khăn mâu thuẫn đều có nguyên nhân của nó và sẽ tìm ra cách giải quyết. Quan trọng là bạn phải có thiện chí giải quyết mâu thuẫn theo chiều hướng tích cực. Nên xóa bỏ định kiến vai vế mẹ chồng - nàng dâu, hãy nghĩ đó là khó khăn trong quan hệ “đàn bà với nhau”, cần chút tinh tế để dàn xếp.
Và đừng ấm ức với một điều hiển nhiên là “con dâu chẳng bao giờ được thương như con đẻ”. Bạn không cần phải được thương như con đẻ mới giải quyết nổi vấn đề. Một mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu có sự tôn trọng lẫn nhau đã là thành công rồi, và nếu có thể thông cảm được cho nhau, lấy cái tích cực bù cho cái tiêu cực thì càng tốt. Điều ấy cũng không có gì khó một khi bạn xác định mình và mẹ chồng rất... có duyên trong đời, nên mới thương yêu và cùng muốn dành tất cả cho một người đàn ông./.