Giao lưu trực tuyến “Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu”

Chương trình nhằm trao đổi những thông tin về vấn đề biến đổi khí hậu, kỹ năng cần thiết để đóng góp tích cực bảo vệ môi trường và hưởng ứng các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu

Báo điện tử VOV News phối hợp với Cổng tri thức Thánh Gióng, Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) tổ chức Giao lưu trực tuyến “Việt Nam ứng phó với Biến đổi Khí hậu” vào lúc 16h ngày 14/7.

Chương trình nhằm trao đổi những thông tin về vấn đề biến đổi khí hậu, kỹ năng cần thiết để đóng góp tích cực bảo vệ môi trường và hưởng ứng các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu; Cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại Việt Nam và các biện pháp ứng phó của Nhà nước, các cơ quan hữu quan; hành động của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam trước thực trạng trên…

Tham gia giao lưu có Tiến sĩ Vũ Văn Triệu, thành viên Ban cố vấn SRD; ông Trương Đức Trí, UVTW Hội LHTN Việt Nam, Bí thư đoàn Bộ Tài nguyên-Môi trường, Thư ký Văn phòng Chương trình Mục tiêu Quốc gia Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu; TS Hoàng Đức Cường, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khí tượng khí hậu (Viện Khoa học kỹ thuật Thuỷ văn và Môi trường); bà Hồ Thị Yến Thu, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD); ông Hoàng Mạnh Hoà, Trưởng phòng biến đổi khí hậu, Cục Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu.

Cuộc giao lưu bắt đầu từ 16h30 tại Khách sạn Khăn Quàng Đỏ (Hà Nội). Dưới đây là nội dung cuộc giao lưu:

* Tại sao chúng ta có thể khẳng định các hoạt động của con người có ảnh hưởng tới Biến đổi khí hậu (BĐKH)?

TS Hoàng Đức Cường: Tồn tại 2 loại biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu tự nhiên và Biến đổi khí hậu nhân tạo. Biến đổi khí hậu tự nhiên đã diễn ra trong lịch sử phát triển của Trái đất do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Thiên văn, địa chất…

Biến đổi khí hậu nhân tạo là biến đội khí hậu tự do hoạt động do hoạt động của con người làm gia tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển, gây nên hiệu ứng nhà kính, làm tăng nền nhiệt độ trong khí quyển. Có những bằng chứng rõ rằng về sự gia tăng nhanh chóng lượng khí nhà kính từ thời kỳ tiền công nghiệp. Do công nghiệp sử dụng năng lượng hoá thạch, phát triển nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và suy giảm chất lượng rừng... Và các hoạt động này ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu của loài người.

Điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm mục đích giảm sự tổn thương đối với dao động và  BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. Ví dụ: Cách tiệm cận “sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long trong  mùa lũ. 

Ông Hoàng Đức Cương tại cuộc giao lưu

* Thời tiết trong đợt vừa qua rất nóng, các cơ quan, công sở và gia đình sử dụng rất nhiều thiết bị điện làm mát. Cho tôi hỏi việc sử dụng điều hòa gây ra biến đổi khí hậu hay không?

Ông Hoàng Mạnh Hoà: Việc sử dụng điều hòa tiêu tốn nhiều năng lượng sẽ gây ra phát thải nhiều khí nhà kính, cũng góp phần gây nên biến đổi khí hậu. Chính vì vậy cần sử dụng điều hòa có hiệu suất cao, công nghệ mới để giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

* Ông có thể đưa ra ví dụ về một dự án thành công trong việc hỗ trợ người dân thích ứng với BĐKH?

Ông Hoàng Mạnh Hoà:  Trong thời gian qua, chúng ta đã có một số chương trình dự án về BDKH do quốc tế tài trợ nhưng quy mô và nguồn lực hạn chế nên chưa thể có một mô hình điển hình cụ thể. Hiện nay, trong khuôn khổ chương trình dự án do Đan Mạch tài trợ, chương trình thích ứng với Biến đổi khí hậu đang được triển khai thí điểm tại hai tỉnh Quảng Nam và Bến Tre. Hi vọng rằng năm 2012 khi chương trình kết thúc, kết quả của chương trình này sẽ được nhân rộng ra các tỉnh và thành phố.

* Mức độ chịu ảnh hưởng của phụ nữ và nam giới trước những tác động của BĐKH có khác nhau không?

Ông Hoàng Mạnh Hoà:  Ảnh hưởng về sức khỏe do biến đổi khí hậu gây ra thì nam và nữ đều bị ảnh hưởng như nhau nhưng do thiên tai gia tăng, nước biển dâng, thiếu đói do biến đổi khí hậu thì phụ nữ (nhất là cụ già, trẻ em) chịu nhiều tác động hơn nam giới.

* Phong Hoàng - Bình Phước: Xin ông Hoàng Mạnh Hoà giải thích giùm thế nào là giảm thiểu BĐKH?

Ông Hoàng Mạnh Hoà: Giảm thiểu biến đổi khí hậu là các hoạt động, các phương án nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

Các biên tập viên của VOVNEWS và các vị khách mời tại cuộc giao lưu

* Thành Danh - Vũng Tàu: Xin các diễn giả cho biết các nguồn/ lĩnh vực chính phát thải khí nhà kính ở Việt Nam?

Ông Hoàng Mạnh Hoà: Biến đổi khí hậu mang tính chất toàn cầu. Các nguồn phát thải khí nhà kính chính ở Việt Nam là: Năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, chất thải.

* Cao Thanh Hải - Yên Bái: Một bộ phận lớn dân số của Việt Nam sống ở khu vực miền núi. BĐKH có ảnh hưởng như thế nào đến bộ phận dân cư này?

Ông Hoàng Mạnh Hoà: Ở khu vực miền núi, nhân dân bị tác động bởi biến đổi khí hậu thông qua nhiệt độ và lượng mưa, bão lũ gia tăng, đặc biệt là lũ quét. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Phần lớn nhân dân sống ở vùng miền núi đời sống còn nhiều khó khăn, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu còn yếu.

* Phát triển bền vững là gì? Tôi không hiểu nó là gì? Đề nghị các bác giải thích?

Ông Hoàng Mạnh Hoà: Phát triển bền vững là khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hôm nay nhưng không ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ mai sau. Phát triển bền vững là bảo đảm phát triển đầy đủ kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ môi trường một cách đồng bộ, lâu dài.

* Trần Giang - Tiền Giang: Nếu chúng ta tích cực giảm nhiệt độ trái đất có thể gây ra hiện tượng như kỷ băng hà trước đây không?

Ông Trương Đức Trí: Hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau. Kỷ băng hà trước kia là do chu kỳ của khí hậu, còn việc giữ được nhiệt độ tăng không quá 2oC so với trung bình là trách nhiệm của con người, vì con người đã phát thải quá mức các chất khí nhà kính làm cho nhiệt độ đang tăng lên như hiện nay.

* Tại sao chúng ta có thể khẳng định các hoạt động của con người có ảnh hưởng tới Biến đổi khí hậu (BĐKH)?

Ông Trương Đức Trí: Biến đổi khí hậu do hai nguyên nhân: do những quá trình trong tự nhiên và do ảnh hưởng của con người.

Tự nhiên: là sự biến động của cường độ bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất

Nhân tạo: Hoạt động của con người làm tăng nồng độ khí nhà kính. Đặc biệt là CO2 được tạo thành do sử dụng năng lượng hóa thạch (như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên...), phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất. Biến đổi khí hậu xảy ra mạnh mẽ kể từ cuối thế kỷ 19, khi công nghiệp phát triển, theo ước tính, các hoạt động của con người đóng góp một phần lớn nguyên nhân gây ra BĐKH.

* Ở Việt Nam, mực nước biển có thể sẽ dâng bao nhiêu trong 10 năm tới?

Ông Trương Đức Trí: Theo kết quả tính toán, mỗi năm mực nước biển dâng khoảng 3,5 – 5mm. Vậy tính trung bình, 10 năm tới mực nước biển chỉ tăng khoảng 5cm (tức là tăng khoảng 25 cm so với trung bình thời kỳ 1981-2000). Kịch bản nước biển dâng phụ thuộc vào mức phát thải các chất khí nhà kính do con người gây ra. Nếu kiểm soát được mức phát thải như hiện nay, đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển sẽ dâng từ 75 đến 100cm.

* BĐKH có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân như thế nào? Những bệnh nào thường xảy ra do BĐKH?

Ông Hoàng Mạnh Hòa: Nhiệt độ gia tăng làm tăng tác động tiêu cực lên cơ thể con người, nhất là dối với người già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Biến đổi khí hậu làm tăng bùng phát một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, bệnh virus và làm bệnh tiêu chảy gia tăng. Nước biển dâng làm đời sống nhân dân ở khu vực bị tác động thêm khó khăn, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

* Cháu là sinh viên ngành sư phạm kĩ thuật. cháu muốn hỏi về khái niệm thế nào là biến đổi khí hậu và nội dung về biến đổi khí hậu? Đinh Thị Dịu (dinhdiusp52@gmail.com) - Hà Nam

TS Hoàng Đức Cường: BĐKH là sự biến đổi trạng trái của khí hậu so với trung bình và dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyền. Biểu hiện rõ rệt nhất của BĐKH là nhiệt độ tăng, lượng mưa thay đổi và mực nước biển dâng. Ngoài ra, một số hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng về tần suất và cường độ.

* Hiện tại các địa phương đã có các quyết định về chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH rồi nhưng việc triển khai vẫn chưa đến đâu, mà theo em nghĩ BĐKH không thể được điều khiển hay chậm trễ theo ý kiến chủ quan. Xin hỏi GS. Tuyến là có cách gì vừa triển khai nhanh Chương trình vừa huy động được hết nguồn lực thanh niên địa phương?(Thời gian qua Đoàn thanh niên, Hội LHTN Việt Nam các cấp mới tham gia bảo vệ môi trường là chính, chưa lồng ghép được bản chất và việc ứng phó với BĐKH vào chương trình hành động được) 

Ông Trương Đức Trí: Tháng 7/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Hướng dẫn gửi các Bộ, ngành, địa phương để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên như bạn biết, biến đổi khí hậu là một vấn đề vừa mới, vừa khó, mang tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia. Thời gian qua đã có nhiều đề xuất, song chưa đáp ứng được mục tiêu của Chương trình đề ra. Mục tiêu của giai đoạn khởi động Chương trình là đánh giá được các tác động của BĐKH đến các lĩnh vực, các khu vực nhậy cảm với BĐKH, đưa ra được các vấn đề ưu tiên trong việc ứng phó với BĐKH và đề xuất được các dự án thích ứng với BĐKH để triển khai. Đồng thời cần nâng cao được nhận thức của cộng đồng về tác động của BĐKH và các giải pháp ứng phó.

Thế hệ trẻ sẽ góp phần vô cùng quan trọng trong việc truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH, tuổi trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, có khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học để giải quyết bài toán ứng phó với BĐKH. Chẳng hạn ứng dụng công nghệ chuyển nước mặn từ biển thành nước ngọt phục vụ người dân vùng ven biển trong điều kiện hạn hán liên tục gia tăng, hoặc nghiên cứu các giống cây trồng, đặc biệt là cây lúa thích ứng với điều kiện ngập mặn do nước biển dâng.

Để triển khai Chương trình đạt được hiệu quả cao nhất, trước hết cần phải đánh giá đầy đủ, toàn diện các tác động của BĐKH đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, chứ không có cách nào làm nhanh hơn được.

* Nông dân đã có những hành động gì để đối phó với những ảnh hưởng của BĐKH?

Ông Trương Đức Trí: Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi và những người nông dân, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng chịu tác động mạnh mẽ nhất. Hiện nay, các tỉnh, thành phố đang khẩn trương đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các khu vực, các lĩnh vực nhậy cảm, dễ bị tổn thương, từ đó mới có thể đề xuất các giải pháp ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Thực tế cho thấy, từ xa xưa cha ông ta đã có nhiều kinh nghiệm trong việc ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu và đã mang lại hiệu quả to lớn.

* Nguyễn Thanh Tùng - Hưng Yên: BĐKH có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân như thế nào? Những bệnh nào thường xảy ra do BĐKH?

Ông Hoàng Mạnh Hoà: Nhiệt độ gia tăng làm tăng tác động tiêu cực lên cơ thể con người, nhất là dối với người già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh.

Biến đổi khí hậu làm tăng bùng phát một số bệnh truyền nhiễm như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, bệnh virus và làm bệnh tiêu chảy gia tăng.

* Nước biển dâng làm đời sống nhân dân ở khu vực bị tác động thêm khó khăn, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Những nguyên nhân căn bản nhất gây ra hiệu ứng nhà kính tại Việt Nam là gì?

Ông Hoàng Mạnh Hòa: Biến đổi khí hậu mang tính chất toàn cầu. Các nguồn phát thải khí nhà kính chính ở Việt Nam là: Năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, chất thải.

* Uyên (uyen@gmail.com) - Cần Thơ: Ý cuối cùng em xin phép hỏi: Liên quan đến nội dung diễn đàn về nội lực của thanh niên, mà phần lớn là học sinh-sinh viên. Bản thân em và một số bạn trẻ tại TP Cần Thơ đã nung nấu và quyết tâm trong thời gian tới sẽ thành lập ra một mạng lưới UP BĐKH. Không thể làm những chuyện đao to búa lớn, vì bản thân mỗi người là tự nguyện, chúng em đã cố gắng tự tìm các nhà tài trợ (tuy nhiên đã thất bại vài lần). Lý do hết sức đơn giản: Sức trẻ thanh niên có, khả năng nảy ra ý tưởng có, khả năng viết dự án cũng tạm được, ngoại ngữ cũng có, thế nhưng lại chưa được tập huấn hoặc chuyên nghiệp để nhà tài trợ đọc và hiểu mình 100%... Các vị diễn giả có thể cho chúng em một lời khuyên nào được không? Do rất thích diễn đàn nên em hỏi hơi nhiều, mong nhận được lời khuyên! Chúc diễn đàn thành công!

Ông Hoàng Mạnh Hoà: Các bạn cần liên hệ với Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh, thành phố để có được hướng dẫn, bởi các Sở Tài nguyên Môi trường là đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia biến đổi khí hậu.

* Xin các bác cho biết, hôm qua ở Hà Nội có trận mưa to kỷ lục như thế sau khi nắng khủng khiếp trong gần 1 tháng nay. Liệu đây có phải là do BĐKH hay không? Làm gì để giảm thiểu hiện tượng này?

TS Hoàng Đức Cường: Theo các nghiên cứu gần đây, một trong những biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam là sự gia tăng tác động của hiện tượng El Nino/La Nina.

 Trong thời gian qua, thời tiết nắng nóng ở Hà Nội nói riêng và Bắc Bộ, Trung Bộ nói chung là hệ quả của hiện tượng El Nino đã kết thúc vào tháng 5/2010. Như vậy, cũng có thể cho rằng, hiện tượng nắng nóng kéo dài trong tháng 6 và 7/2010 ở Việt Nam là hệ quả của hiện tượng BĐKH.

Trận mưa ở Hà Nội, có lượng mưa khoảng 130mm chưa thể coi là kỷ lục. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, các đợt mưa lớn nhất trong năm ở Hà Nội, đều có lượng mưa khoảng 200- 300mm/ngày.

* Người dân địa phương có thể làm gì để giảm lượng các-bon thải ra môi trường?

Ông Hoàng Mạnh Hoà: Người dân địa phương có thể áp dụng các phương án giảm phát thải khí nhà kính, cụ thể:

Về năng lượng: dùng bếp than mới cải tiến có hiệu suất cao; chuyển đổi sử dụng LPG thay thế than trong đun nấu hộ gia đình; tủ lạnh hiệu suất cao; đèn Compact tiết kiệm điện; điều hòa nhiệt độ hiệu suất cao; thiết bị đun nước nóng mặt trời; động cơ điện hiệu suất cao; lò gạch cải tiến (thay lò gạch thủ công); chuyển đổi sử dụng khí nén tự nhiên (CNG) thay thế dầu diesel (DO); chuyển đổi sử dụng LGP cho xe taxi (dùng xăng); đèn sodium cao áp trong chiếu sáng công cộng (thay thế đèn thủy ngân truyền thống; chuyển đổi nhiệt điện than sang khí tự nhiên; thủy điện nhỏ thay thế nhiệt điện than; điện gió thay thế nhiệt điện than; nhiệt điện trấu thay thế nhiệt điện than.

Về nông nghiệp: khí sinh học thay thế than đun nấu vùng đồng bằng; khí sinh học thay thế củi đun nấu vùng miền núi; rút cạn nước ruộng lúa theo giai đoạn vùng đồng bằng Bắc Bộ; rút cạn nước ruộng lúa theo giai đoạn vùng duyên hải Nam Trung Bộ và cung cấp bánh dinh dưỡng MUB cho bò sữa.

Về sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp: Bảo vệ và quản lý bền vững các rừng sản xuất hiện có; bảo vệ rừng phòng hộ hiện có; trồng rừng sản xuất gỗ lớn kết hợp với tái sinh tự nhiên; trồng rừng gỗ lớn cho chu kỳ dài; trồng rừng gỗ xẻ chu kỳ ngắn; trồng rừng gỗ giấy chu kỳ ngắn; trồng rừng chu kỳ dài có lâm sản phí gỗ; trồng rừng Tràm trên đất ngập phèn.

Xây dựng và thực hiện các dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM).

* Uyên (uyen@gmail.com) - Cần Thơ: Em nghĩ, thay vì tổ chức 10 cuộc hội thảo, hội nghị như vậy, chúng ta có thể tổ chức ngay những mô hình, những câu lạc bộ, những nhóm nhỏ đi sâu và đi theo kiểu "từ dưới lên". Vì chính những vị lãnh đạo cũng mong muốn thấy hành động hơn là hô hào khẩu hiệu. Những mô hình hay nghiên cứu mang tính ứng dụng cao (dựa trên những tác động hiện hữu của BĐKH tự nhiên và BĐKH do con người gây ra) và áp dụng ngay tại những xã vùng sâu, vùng xa, những nơi người dân đang vật lộn với sinh kế, hoàn toàn không thể thấy hết viễn cảnh của họ trong 10-20 năm tới, tốt nhất là gắn liền với các hoạt động có lợi cho sinh kế của họ. Xin hỏi các giáo sư là các Giáo sư thấy suy nghĩ của cá nhân em có hợp lý chưa???

Ông Hoàng Mạnh Hoà: Biến đổi khí hậu là vấn đề mới và rất phức tạp, mang tính chất toàn cầu. Việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi sự chỉ đạo sát sao của tất cả các cấp chính quyền và sự hướng dẫn cụ thể. Có vậy, chương trình mới đạt hiệu quả cao.

* Liên quan đến nội dung diễn đàn về nội lực của thanh niên, mà phần lớn là học sinh-sinh viên. Bản thân em và một số bạn trẻ tại TP Cần Thơ đã nung nấu và quyết tâm trong thời gian tới sẽ thành lập ra một mạng lưới UP BĐKH. Không thể làm những chuyện đao to búa lớn, vì bản thân mỗi người là tự nguyện, chúng em đã cố gắng tự tìm các nhà tài trợ (tuy nhiên đã thất bại vài lần). Lý do hết sức đơn giản: Sức trẻ thanh niên có, khả năng nảy ra ý tưởng có, khả năng viết dự án cũng tạm được, ngoại ngữ cũng có, thế nhưng lại chưa được tập huấn hoặc chuyên nghiệp để nhà tài trợ đọc và hiểu mình 100%... Các vị GS có thể cho chúng em một lời khuyên nào được không?

Ông Hoàng Mạnh Hòa: Các bạn cần liên hệ với Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh, thành phố để có được hướng dẫn, bởi các Sở Tài nguyên Môi trường là đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia biến đổi khí hậu.

* Em nghĩ, thay vì tổ chức 10 cuộc hội thảo, hội nghị như vậy, chúng ta có thể tổ chức ngay những mô hình, những câu lạc bộ, những nhóm nhỏ đi sâu và đi theo kiểu "từ dưới lên". Vì chính những vị lãnh đạo cũng mong muốn thấy hành động hơn là hô hào khẩu hiệu. Những mô hình hay nghiên cứu mang tính ứng dụng cao (dựa trên những tác động hiện hữu của BĐKH tự nhiên và BĐKH do con người gây ra) và áp dụng ngay tại những xã vùng sâu, vùng xa, những nơi người dân đang vật lộn với sinh kế, hoàn toàn không thể thấy hết viễn cảnh của họ trong 10-20 năm tới, tốt nhất là gắn liền với các hoạt động có lợi cho sinh kế của họ. Xin hỏi các chuyên gia thấy suy nghĩ của cá nhân em có hợp lý chưa?

Ông Hoàng Mạnh Hòa: Biến đổi khí hậu là vấn đề mới và rất phức tạp, mang tính chất toàn cầu. Việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi sự chỉ đạo sát sao của tất cả các cấp chính quyền và sự hướng dẫn cụ thể. Có vậy, chương trình mới đạt hiệu quả cao.

* Ngoc Thuy - (scent_of_love@yahoo.com) - Vinh Long: Em được biết, việc biến đổi khí hậu sẽ làm mất đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Xin các đại biểu cho em được biết rõ thêm thông tin này?

TS Hoàng Đức Cường: Theo các tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, với kịch bản nước biển dâng cao nhất là 1m vào năm 2100 thì diện tích đồng bằng sông Cửu Long  bị ngập khoảng 15.000km2, chiếm 38% diện tích khu vực. Theo kết quả này, chưa tính đến hiệu ứng kết hợp với nước dâng do thủy triều, bão, sóng…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên