VOV.VN - Trong chiều 27/9 - trước khi bão số 4 đổ bộ, khu vực miền Trung đã hứng chịu lốc xoáy và mưa lớn, gây ra những thiệt hại ban đầu về vật chất.
VOV.VN - Tại thành phố Đà Nẵng, công tác ứng phó với cơn bão số 4 đã cơ bản hoàn tất. Không chỉ người dân mà cả những du khách đang lưu lại thành phố, việc đảm bảo an toàn được đặt lên hàng đầu. Một số khách sạn, nhà hàng đã hỗ trợ những suất ăn, tiền phòng miễn phí giúp du khách an tâm tránh bão.
VOV.VN - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; đảo Phú Quý gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
VOV.VN - Chủ động ứng phó với bão số 4, ngành Đường sắt tạm dừng chạy tàu hoặc chỉ chạy một số khu đoạn để đảm bảo an toàn.
VOV.VN - Tại Bình Định, do chưa có sóng to gió lớn nên người dân có phần chủ quan. Hiện các tổ trưởng dân phố đã đến từng gia đình vận động người dân di dời đến nơi an toàn.
VOV.VN - Tính tới sáng 27/9, tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều phương án ứng phó với bão số 4. Mục tiêu của tỉnh là chủ động nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và của cho nhân dân địa phương.
VOV.VN - Tính đến chiều 27/9, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã huy động hơn 82.000 cán bộ, chiến sĩ và hơn 1.000 xe chuyên dụng đặc chủng, ô tô các loại cùng tàu, ca nô tham gia chống bão đến vị trí xung yếu.
VOV.VN - Chủ động ứng phó bão số 4, Bệnh viện Đà Nẵng phân công đội ngũ y, bác sĩ trực 24/24 giờ đảm bảo cấp cứu và chữa trị cho bệnh nhân.
VOV.VN - Tuyệt đối đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên, công nhân tại các doanh nghiệp, nhà máy và người dân trong Khu kinh tế Dung Quất là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, dẫn đầu Đoàn công tác Ban Chỉ đạo tiền phương khi kiểm tra công tác ứng phó bão số 4 tại đây chiều 27/9.
VOV.VN - Trong công điện ứng phó bão số 4, Thủ tướng yêu cầu phải đặt mục tiêu bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân lên trên hết, trước hết trong chỉ đạo ứng phó nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước.