60 năm cải lương trên đất Bắc

Đây chính là tiêu đề hội thảo do Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với Nhà hát cải lương Việt Nam tổ chức…

Nhằm chỉ ra những mặt mạnh, mặt hạn chế, tìm hiểu nét mới, riêng của cải lương Bắc so với cải lương Nam Bộ cũng như kỷ niệm 60 năm Nhà hát cải lương Việt Nam ra đời, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với Nhà hát cải lương Việt Nam tổ chức hội thảo - “60 năm tồn tại và phát triển nghệ thuật cải lương trên đất Bắc”.

Xuất hiện tại miền Bắc Việt Nam từ những năm 50 thế kỷ trước với 1 đoàn diễn duy nhất đến nay hầu hết các tỉnh phía Bắc như: Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Yên Bái… đều có đoàn cải lương.

Ảnh minh họa

Bộ môn nghệ thuật này đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống người dân. Trong những năm kháng chiến, song hành cùng các bộ môn nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương trở thành binh chủng nghệ thuật phục vụ kháng chiến cũng nhưng xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, sau 60 năm tồn tại và phát triển, bộ môn nghệ thuật đặc sắc này đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Do đó tại Hội thảo các nhà nghiên cứu, quản lý cũng nhưng các nghệ sĩ cải lương sẽ cùng thảo luận, tìm hiểu thực trạng nền cải lương đất Bắc cũng nhưng định hướng phát triển môn nghệ thuật đặc sắc này trong thời gian tới.

Giáo sư Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhận định: “Một trong những loại hình dân tộc hấp dẫn phát triển từ nghệ thuật dân gian, dân ca Nam Bộ và cơ bản hơn nữa là từ bài vọng cổ của Cao Văn Lầu, gốc từ Nam Bộ ra và cải lương Bắc hát theo giọng Bắc vẫn được khán giả yêu thích. Thế nhưng hiện nay nó có một vấn đề đó là thiếu khán giả”.

Hội thảo sẽ diễn ra trong ngày 3/9 tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên