ARANTINO: Nhà làm phim bạo lực được yêu thích nhất thế giới

Khi con người vẫn sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn, thì bạo lực vẫn chiếm một phần không nhỏ trong điện ảnh.

Fan lớn của hành động và bạo lực trong điện ảnh

Bước ngoặt lớn trong cuộc đời của chàng thanh niên Quentin Tarantino, là quãng thời gian anh làm việc tại cửa hàng cho thuê phim nổi tiếng VidArc (Video Archives) ở Manhattan Beach, California. Tại đây Tarantino đã xác định con đường tương lai của mình trong điện ảnh, khi suốt ngày chìm đắm với đủ loại phim trên thế giới có trong cửa hàng.

Tarantino

Quãng thời gian làm việc ở VidArc đủ lâu để Tarantino nắm được thị hiếu của đa số khách hàng đến thuê phim - cũng giống như mình: Đa số là thích phim hành động bạo lực! Anh đặc biệt hâm mộ những bộ phim Cao bồi mì ống của Ý, và phim võ hiệp Hong Kong thời thập niên 60 - 70 thế kỷ trước của Hãng Thiệu Thị (Shaw Brothers). Tất cả những bộ phim này đều hấp dẫn bởi yếu tố bạo lực - đó chính là nguồn cảm hứng cho sự nghiệp điện ảnh của anh sau này. “Tôi là một fan hâm mộ lớn của hành động và bạo lực trong điện ảnh”, Tarantino khẳng định.

“Chiến tích” bạo lực trong phim của Tarantino

Ngay từ bộ phim đầu tay Reservoir Dogs (1992) Tarantino đã ngay lập tức “lấy số má” trong “chốn giang hồ” điện ảnh, xác lập phong cách đặc trưng Tarantino với những câu đối thoại rất báng bổ và tục tĩu. Nhiều cảnh bạo lực đẫm máu, mà trong đó ghê rợn nhất là cảnh Michael Madsen cắt tai một đồng bọn! Tổng cộng có tới 11 người bị bắn gục trong bộ phim được đánh giá là kinh điển trong đề tài tội phạm này.

Bộ phim thứ hai Pulp Fiction (1994) đến giờ vẫn được xem là một kiệt tác đỉnh cao trong sự nghiệp của Tarantino. Bộ phim có một kết cấu kể chuyện phi tuyến tính (non-linear) rất độc đáo, gồm một tập hợp các câu chuyện rời rạc, tào lao nhưng lại vô cùng gắn kết, nó phá vỡ rất nhiều trật tự của điện ảnh đặc biệt khi nói về thế giới tội phạm nước Mỹ nhưng hoàn toàn không có tuyến nhân vật đại diện cho phe chính nghĩa. Nhiều cảnh sử dụng ma túy, bạo lực đẫm máu, lời thoại thì tào lao và bậy bạ tục tĩu. Bộ phim có 6 người bị bắn hạ và một người bị chém chết.

Jackie Brown (1997) là bộ phim “hiền” nhất của Tarantino khi “chỉ” có 4 người bị bắn bỏ mạng!

Loạt phim Kill Bill (2003 - 2004) được chia thành hai phần, lấy cảm hứng từ những bộ phim kiếm hiệp của Hong Kong. Đây là một trong những bộ phim được rất nhiều khán giả yêu thích mặc dù cực kỳ bạo lực đẫm máu. Vol.1 có tới 62 người chết (ba người bị bắn, một bị đâm, một bị đập đầu bằng thanh gỗ đóng đinh, một bị lột da đầu, một bị đập đầu, số còn lại bị chém bằng kiếm…). Vol.2 “chỉ” có 13 người chết (một bị rắn cắn, một bị móc mắt, một bị vỡ tim, còn lại là bị bắn chết).

Death Proof (2007) cũng là phim có số nạn nhân khiêm tốn, chỉ có 6 người chết (một bị đánh, số còn lại bị đập chết).

Đến giờ Inglourious Basterds (2009) vẫn được xem là phim bạo lực nhất của Tarantino với 396 người chết (một bị đập bằng gậy bóng chày, hai bị đâm, hai bị bóp cổ, hai bị móc mắt, ba bị lột da đầu, 47 bị bắn, số còn lại bị chết cháy).

Pulp được xem là một kiệt tác đỉnh cao của Tarantino 

Django Unchained (2012), bộ phim cao bồi lấy cảm hứng từ bộ phim Cao bồi mì ống nổi tiếng Django của đạo diễn người Ý Sergio Corbucci, chuyên làm phim cao bồi bạo lực của thập niên 1960. Nhưng Django của Tarantino còn bạo lực hơn xưa với 64 cái chết (một bị đánh chết, một bị chó xé xác, 20 tan xác vì chất nổ, còn lại là bị bắn chết).

Phong cách bạo lực “không đụng hàng” của Tarantino

Tarantino có lẽ là nhà làm phim bạo lực được yêu thích nhất từ xưa đến nay. Phim của anh không những chinh phục được các nhà phê bình khó tính, mà còn trở thành một thương hiệu ăn khách. Lần nào phim của Tarantino cũng đều ngấp nghé bị dán nhãn kiểm duyệt nặng nhất, NC-17, nhưng bao giờ anh cũng đủ khôn ngoan để cuối cùng phim của mình chỉ còn xếp loại R.

Chưa có nhà làm phim bạo lực nào mà được nhiều giải thưởng quốc tế danh giá như Tarantino (một Cành cọ Vàng, hai Quả cầu Vàng và hai Oscar cho kịch bản hay nhất). Có nhiều nhà làm phim khác trên thế giới cũng lấy bạo lực làm thương hiệu như Beat Takeshi (Nhật), Kim Ki Duk (Hàn Quốc)… nhưng phim của họ không bao giờ được công chúng đón chờ như phim của Tarantino. Đơn giản Tarantino là không thể bắt chước, là vô đối!

Thứ nhất, phim của Tarantino rất thông minh. Anh luôn nghĩ ra những nội dung, những câu thoại, những chiêu trò bạo lực mà chưa ai từng nghĩ ra. Anh luôn khéo léo trong việc hướng khán giả đến những thứ khác trong phim thú vị hơn, chứ không chú tâm vào những chi tiết bạo lực. Cả hai phim gần nhất của Tarantino đều cực kỳ bạo lực, nhưng khi xem khán giả đều rất hả hê vì bọn phát xít Đức (trong Inglourious Basterds), hay những tên chủ nô da trắng tàn ác kỳ thị màu da (trong Django Unchained)… cuối cùng cũng phải trả giá xứng đáng cho những hành vi tàn ác của chúng.

Thứ hai, dấu ấn lớn nhất trong phim của Tarantino không phải là tính bạo lực đẫm máu, mà là sự hài hước hóm hỉnh. Anh rất giỏi trong việc hiểu được cảm giác khác nhau của sự hài hước trong mỗi người. Anh rất tài tình trong việc khiến khán giả cười ngất ngư trong những chi tiết nghiêm túc không hề vui tí nào! Tarantino luôn nhấn mạnh rằng phim của anh luôn là phim bi kịch chứ không phải phim hài. Và trước nay cũng chưa ai cho rằng phim của anh là phim hài.

Thứ ba, phim của Tarantino luôn luôn có những nhân vật mà khán giả xem xong phim không bao giờ quên được. Đó là lợi thế khiến các ngôi sao lớn nhất của Hollywood, từ Brad Pitt cho đến Leonardo DiCaprio… tất cả đều mong ước được đóng phim của anh. Trong 2 phim gần đây nhất, Tarantino đã biến diễn viên người Áo nhỏ bé Christophe Waltz thành một ngôi sao được người xem yêu thích, mặc dù toàn đóng vai ác ôn! (đoạt Oscar vai phụ trong cả hai phim)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phim lịch sử -  vì sao vẫn chỉ là “thời vụ”?
Phim lịch sử - vì sao vẫn chỉ là “thời vụ”?

(VOV) - Lấp khoảng trống của phim lịch sử, nền điện ảnh nước nhà phải gỡ được mớ bòng bong.

Phim lịch sử -  vì sao vẫn chỉ là “thời vụ”?

Phim lịch sử - vì sao vẫn chỉ là “thời vụ”?

(VOV) - Lấp khoảng trống của phim lịch sử, nền điện ảnh nước nhà phải gỡ được mớ bòng bong.

Hoắc Kiến Hoa hợp tác sản xuất phim “Kim ngọc lương duyên”
Hoắc Kiến Hoa hợp tác sản xuất phim “Kim ngọc lương duyên”

(VOV) - Đây là lần đầu tiên, Hoắc Kiến Hoa đảm đương cả 2 vai trò diễn viên và là nhà sản xuất cho cùng một bộ phim.

Hoắc Kiến Hoa hợp tác sản xuất phim “Kim ngọc lương duyên”

Hoắc Kiến Hoa hợp tác sản xuất phim “Kim ngọc lương duyên”

(VOV) - Đây là lần đầu tiên, Hoắc Kiến Hoa đảm đương cả 2 vai trò diễn viên và là nhà sản xuất cho cùng một bộ phim.

Hyun Bin trở lại màn ảnh rộng với phim cổ trang
Hyun Bin trở lại màn ảnh rộng với phim cổ trang

(VOV) - Vai diễn trong phim “The King’s Wrath” sẽ là vai diễn cổ trang đầu tiên trong sự nghiệp điện ảnh của Hyun Bin.

Hyun Bin trở lại màn ảnh rộng với phim cổ trang

Hyun Bin trở lại màn ảnh rộng với phim cổ trang

(VOV) - Vai diễn trong phim “The King’s Wrath” sẽ là vai diễn cổ trang đầu tiên trong sự nghiệp điện ảnh của Hyun Bin.