“Cao lương đỏ”- từ tiểu thuyết đến màn ảnh

(VOV) - "Cao lương đỏ” đưa tên tuổi của Mạc Ngôn trở nên nổi tiếng, khởi đầu một sự nghiệp văn học với giải Mao Thuẫn và gần đây là Nobel.

“Cao lương đỏ” có bối cảnh từ những năm 1920 và 1930 tại vùng quê Cao Mật, miền Nam Trung Quốc. Người kể chuyện xưng “tôi” đã bắt đầu câu chuyện bằng sự kiện “bố tôi” gia nhập đoàn quân của Tư lệnh Từ Chiếm Ngao lúc mới 14 tuổi.

Từ Chiếm Ngao vốn là một anh hùng thổ phỉ, sau trở thành tư lệnh lãnh đạo người dân nơi đây chống lại phát xít Nhật. Xưa kia, khi còn trẻ, Từ Chiếm Ngao đã giành được tình yêu của Phượng Liên, một cô gái nghèo bị cha mẹ gả cho Đơn Biển Lang. Họ có với nhau một người con trai  chính là “bố tôi” nhưng không biết tư lệnh Từ là cha mình, vẫn gọi ông là “bố nuôi”. Đến khi “bà tôi” sắp chết, sự thật mới được tiết lộ.

Câu chuyện gia tộc đã được tái hiện vừa chi tiết, vừa phóng đại; vừa thiêng liêng trang trọng, vừa hài hước thô tục. Hình ảnh cánh đồng cao lương rộng mênh mông, đỏ như máu thường xuyên tái lặp biểu thị sức sống, tình yêu, tự do của người nông dân. “Cao lương đỏ” đã đưa tên tuổi của Mạc Ngôn trở nên nổi tiếng, khởi đầu một sự nghiệp văn học danh giá với giải Mao Thuẫn và gần đây nhất là giải Nobel văn học 2012.

Phim “Cao lương đỏ” (1987) không chỉ đánh dấu sự xuất hiện vinh quang của cặp đôi tài sắc bậc nhất điện ảnh Trung Quốc đương đại là đạo diễn Trương Nghệ Mưu và diễn viên Củng Lợi, mà còn tiến cử với điện ảnh quốc tế một phong cách làm phim độc đáo, đậm dấu ấn cá nhân mà về sau, sẽ được tiếp nối với những Cúc đậu (1990), Phải sống (1994), Đường về nhà (1999)...

Những khuôn hình chinh phục người xem nhờ màu sắc nổi bật và âm nhạc dân gian tinh tế trong “Cao lương đỏ” cũng mở đầu cho xu hướng các đạo diễn thế hệ thứ năm của điện ảnh Trung Quốc khai thác chất liệu văn hóa dân tộc mình để tạo nên nét khác biệt. "Cao lương đỏ" đã giành được giải Gấu vàng tại LHP Berlin năm 1988.

“Cao lương đỏ” sẽ ra mắt khán giả vào ngày 3/11 tại trung tâm TPD, 51, Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Sau buổi chiếu sẽ là phần giao lưu, trao đổi với 2 vị khách mời: dịch giả Trần Đình Hiến, biên kịch Đoàn Minh Tuấn về vấn đề chuyển thể./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuẩn bị quay phim “Hai phía chân trời” tại Czech
Chuẩn bị quay phim “Hai phía chân trời” tại Czech

Bộ phim do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam VFC, Đài Truyền hình Việt Nam VTV và Hội người Việt Nam tại Czech cùng phối hợp thực hiện.

Chuẩn bị quay phim “Hai phía chân trời” tại Czech

Chuẩn bị quay phim “Hai phía chân trời” tại Czech

Bộ phim do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam VFC, Đài Truyền hình Việt Nam VTV và Hội người Việt Nam tại Czech cùng phối hợp thực hiện.

"Hai phía chân trời" tái hiện cuộc sống người Việt xa xứ
"Hai phía chân trời" tái hiện cuộc sống người Việt xa xứ

(VOV) - “Hai phía chân trời” – bộ phim truyền hình dài 36 tập về cuộc sống người Việt tại nước ngoài sẽ ra mắt khán giả ngày 8/11 trên VTV1.

"Hai phía chân trời" tái hiện cuộc sống người Việt xa xứ

"Hai phía chân trời" tái hiện cuộc sống người Việt xa xứ

(VOV) - “Hai phía chân trời” – bộ phim truyền hình dài 36 tập về cuộc sống người Việt tại nước ngoài sẽ ra mắt khán giả ngày 8/11 trên VTV1.