Dư âm “Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ“

VOV.VN - Chương trình "Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ" đã chạm tới trái tim của mọi người đến tham dự và khán giả xem truyền hình. 

Tôi gặp Bọ (nhà văn Nguyễn Quang Vinh) vào một sáng cuối Thu khi tiết trời se lạnh tại một quán cà phê ở Quảng Bình. Trên tay Bọ là tập kịch bản văn học dày gần 50 trang về chương trình "Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ", môi ngậm điếu thuốc, bên cạnh là một ly cà phê, rít một hơi thuốc, làn khói nhẹ thoảng qua gương mặt chai sạn theo thời gian, nhưng đôi mắt sáng của Bọ vẫn luôn cháy lên ngọn lửa đam mê, say nghề của một nhà báo, nhà văn đã có nhiều tác phẩm đi vào lòng công chúng.

Thế rồi, Bọ say sưa trao đổi với tôi về kịch bản, những tâm huyết của Bọ về chương trình. Về những ngày đầu gặp Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Nguyễn Thế Kỷ trao đổi về ý tưởng làm chương trình. Chỉ trong tích tắc, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ đã đồng ý và VOV là đơn vị đứng ra tổ chức, phối hợp với tỉnh Quảng Bình thực hiện chương trình này. Sau ngày đó, Bọ và ekip của VOV đã lao vào công việc như một cơn lốc để chương trình diễn ra đúng ngày giỗ các chiến sĩ.

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh và tác giả bài viết.

Để tri ân với các chiến sĩ tuổi đời còn rất trẻ đã hy sinh để bảo vệ đường 20 Quyết Thắng trên tuyến đường Trường Sơn qua đất Quảng Bình, Bọ - một người con của Quảng Bình đã dồn hết tình cảm, công sức của mình vào tác phẩm "Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ". Ông muốn lưu giữ lại những câu chuyện và hình ảnh đẹp của các nữ thanh niên xung phong luôn mang trong mình lý tưởng cách mạng, khát vọng sống, khát vọng yêu thương dưới bom rơi đạn nổ tại chiến trường, vẫn luôn lạc quan ngày chiến thắng trở về. 

Thế nhưng, cách đây đúng 45 năm (ngày 14/11/1972) cũng vào một buổi chiều cuối thu se lạnh, loạt bom Mỹ B52 dội xuống, 8 chiến sĩ TNXP đang làm nhiệm vụ tại đường 20 Quyết Thắng đã vào hang ẩn nấp, một khối đá khổng lồ hàng trăm tấn đổ sập xuống cửa hang đã giam chặt 13 chiến sĩ ở trong đó. Đồng đội của các anh, các chị đã tìm mọi cách để cứu họ nhưng cũng đành bất lực, không có một phương tiện nào lúc đó có thể làm xoay chuyển khối đá đã bịt kín cửa hang. Đau đớn khi nghe tiếng kêu cứu của đồng đội từ trong hang vọng ra mà bất lực.

Ngày đêm đồng đội của họ đã thay phiên nhau túc trực nơi cửa hang để tìm mọi cách truyền nước và thức ăn vào hang mong kéo dài sự sống cho các các anh, các chị. Thế nhưng, tiếng kêu cứu của các anh, các chị cứ lịm dần vào không gian mênh mang thanh vắng của núi rừng. Các anh, các chị đã nằm lại ở nơi đây khi tuổi đời mới đôi mươi. 

Bọ chia sẻ: "Mỗi chương, mỗi hồi là mạch chuyện tâm linh trong hương khói từ đầu đến cuối, khắc họa chân dung những thanh niên xung phong khao khát yêu đương, khao khát sống và sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc".

Một hoạt cảnh trong chương trình "Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ".

Những ngày tập luyện vất vả trong gió rét, mưa lạnh

Đó là những ngày toàn bộ ekip thực hiện lăn lộn ngày đêm tại hiện trường để dàn dựng sân khấu và tập luyện. Bọ vẫn mũ tai bèo và bộ quần áo lính, có mặt tại hiện trường từ rất sớm để chỉ đạo các khâu của chương trình.

120 km đường rừng, mỗi ngày di chuyển trong tiết trời đỏng đảnh lúc mưa, lúc nắng thất thường quả là rất cực với Bọ và toàn bộ ekip. Thế nhưng, gió rét, mưa lạnh cũng không thể cản nổi bước chân của Bọ và hơn 100 nghệ sĩ đến từ các đoàn nghệ thuật: Nhà hát Kịch nói Quân đội, Nhà hát Kịch Nam Định, Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Đoàn nghệ thuật truyền thống Quảng Bình tập luyện một tuần ròng rã, từ sáng đến đêm khuya.

Lương khô và một bình nước trà nóng là đồ ăn, thức uống thường trực hàng ngày của Bọ. Nhiều khi Bọ say mê với công việc, quên ăn, quên ngủ. Có hôm về khách sạn sớm (10 giờ tối), Bọ nói với tôi: "6h sáng mai anh mời em ăn món bún cá Quảng Bình ở đây ngon lắm!". Sáng hôm sau tôi dậy đúng giờ đã thấy Bọ quần áo, mũ mã chỉnh tề, tay cầm bình trà nóng chuẩn bị bước vào xe. Thấy tôi như chợt nhớ có một cuộc hẹn, Bọ vội vàng nói: "Anh phải ra hiện trường đây, lỡ hẹn ăn sáng với em rồi, em ăn sáng xong rồi vào hiện trường sau nhé!"

Có lẽ, mưa, lạnh trong suốt tuần qua đã làm Bọ thấm mệt. Giọng Bọ lạc đi không rõ lời. Nhìn theo xe của Bọ khuất dần trên con đường rừng vào Hang Tám Cô, tôi cảm thấy thương Bọ!

Nhà văn Nguyễn Quang Vinh và ekip luyện tập trong mưa.

Cảm xúc dâng trào!

Đúng ngày giỗ lần thứ 45 của các chiến sĩ tại Hang Tám Cô - Đường 20 Quyết Thắng, chương trình "Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ" đã diễn ra cách nơi các chiến sĩ hy sinh khoảng 200m. Giữa rừng núi heo hút, thưa thớt dân cư, vậy mà có hàng nghìn khán giả ở khắp các tỉnh thành lân cận và người dân địa phương không ngại đường xá xa xôi đã về thắp nén hương cho các liệt sĩ và tham dự chương trình. 

Mong muốn đem đến cho khán giả truyền hình cả nước những hình ảnh đẹp nhất, xúc động nhất của chương trình, Đài Tiếng nói Việt Nam/Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã vận chuyển nhiều thiết bị máy ghi hình chuyên dụng hiện đại từ Hà Nội tới Hang Tám Cô, Quảng Bình để thực hiện chương trình.

Một vở diễn xúc động do Bọ làm Tổng đạo diễn đã diễn ra thành công.

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ (thứ 4, bên trái sang) và Giám đốc VTC Nguyễn Kim Trung chúc mừng ekip thực hiện chương trình.

Chương trình đã chạm tới trái tim của mọi người đến tham dự và khán giả xem truyền hình. Thân nhân của các liệt sĩ đã không giấu nổi xúc động, những giọt nước mắt cứ lăn hoài trên má của họ khi theo dõi chương trình.  

Với Bọ, khi ống kính máy quay chúng tôi hướng về Bọ, Bọ ngồi lặng lẽ, khoé mắt rưng rưng. Có lẽ lúc này Bọ đang buồn vui lẫn lộn khi chương trình đã đi đến hồi kết. Khi những chú chim bồ câu do chính Bọ lặn lội mua về được thả từ sân khấu của chương trình bay lên bầu trời bao la giữa rừng Trường Sơn, tiếng ríu rít, bay lượn của đàn chim quanh sân khấu hoà vào không gian tĩnh lặng của núi rừng, như văng vẳng đâu đây tiếng cười trong trẻo của các o trên tuyến đường này. Âm thanh đó có lẽ đang khiến Bọ thổn thức và nhớ!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ tại Hang Tám Cô và Đường 20 Quyết Thắng
Lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ tại Hang Tám Cô và Đường 20 Quyết Thắng

VOV.VN -Chương trình lễ giỗ, cầu siêu được tổ chức trang nghiêm. Các lãnh đạo, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, cựu chiến binh, du khách đã đến dâng hương.

Lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ tại Hang Tám Cô và Đường 20 Quyết Thắng

Lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ tại Hang Tám Cô và Đường 20 Quyết Thắng

VOV.VN -Chương trình lễ giỗ, cầu siêu được tổ chức trang nghiêm. Các lãnh đạo, thân nhân các anh hùng liệt sĩ, cựu chiến binh, du khách đã đến dâng hương.

Chuyện bi tráng ở Hang Tám Cô
Chuyện bi tráng ở Hang Tám Cô

VOV.VN - Câu chuyện về những thanh niên xung phong hy sinh trong hang Tám Cô ở xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình luôn lay động lòng người.

Chuyện bi tráng ở Hang Tám Cô

Chuyện bi tráng ở Hang Tám Cô

VOV.VN - Câu chuyện về những thanh niên xung phong hy sinh trong hang Tám Cô ở xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình luôn lay động lòng người.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ“
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ“

VOV.VN -Chương trình khắc họa chân dung những thanh niên xung phong khao khát yêu đương, khao khát sống và sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.  

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ“

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ“

VOV.VN -Chương trình khắc họa chân dung những thanh niên xung phong khao khát yêu đương, khao khát sống và sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.  

Tối nay diễn ra chương trình tưởng niệm Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ
Tối nay diễn ra chương trình tưởng niệm Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ

VOV.VN -Chương trình là mạch chuyện tâm linh trong hương khói từ đầu đến cuối, khắc họa chân dung những thanh niên xung phong đã hy sinh tại Hang Tám Cô.

Tối nay diễn ra chương trình tưởng niệm Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ

Tối nay diễn ra chương trình tưởng niệm Tiếng chuông gọi hồn trinh nữ

VOV.VN -Chương trình là mạch chuyện tâm linh trong hương khói từ đầu đến cuối, khắc họa chân dung những thanh niên xung phong đã hy sinh tại Hang Tám Cô.