Ghi dấu những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống
Có 1065 tác phẩm dự thi, 287 tác phẩm được lựa chọn trưng bày triển lãm và 24 ảnh được trao giải thưởng
Sáng 5/8 tại Trung tâm hội nghị tỉnh Vĩnh Phúc (thành phố Vĩnh Yên), Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội văn học- nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc (địa phương đăng cai tổ chức giải năm nay) đã khai mạc triển lãm và trao giải thưởng cho các tỉnh và tác giả đạt kết quả cao Liên hoan ảnh nghệ thuật miền núi phía bắc lần thứ IX năm 2009.
Tới dự khai mạc triển lãm và trao giải thưởng có nghệ sỹ nhiếp ảnh Chu Chí Thành- Chủ tịch Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam, ông Hoàng Đình Kỳ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đại diện Hội Văn học - Nghệ thuật 15 tỉnh trong khu vực và đông đảo các nghệ sỹ nhiếp ảnh. Đây là hoạt động thiết thực của giới nghệ sỹ nhiếp ảnh nói riêng và các văn nghệ sỹ nói chung của các tỉnh miền núi phía bắc hướng về kỷ niệm 64 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 sắp tới.
Với chủ đề “Khoảnh khắc đẹp” về con người và cảnh sắc thiên nhiên vùng đất Tây Bắc - Việt Bắc tươi đẹp và giàu truyền thống Cách mạng, liên hoan đã thu hút 270 tác giả ảnh của 15 tỉnh trong khu vực (gồm các tỉnh Bắc Cạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Hoà Bình, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc) gửi 1055 tác phẩm dự thi .
287 tác phẩm được lựa chọn trưng bày triển lãm |
Ông Chu Chí Thành- Chủ tịch Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đã đánh giá cao sự bứt phá, vươn lên của các nghệ sỹ nhiếp ảnh các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian gần đây mà tiêu biểu là bức ảnh “Trên đường đi học” của tác giả trẻ Phạm Ngọc Bằng (Lào Cai) là một trong 2 tác phẩm được trao huy chương Vàng trong kỳ liên hoan này. Bức ảnh làm nổi bật sự vươn lên của vùng cao phía Bắc trong sự nghiệp mới của đất nước trong thời kỳ mới.
“Đường đến trường” của Phạm Ngọc Bằng (Lào Cai)- Huy chương Vàng |
Kết quả liên hoan ảnh nghệ thuật miền núi phía Bắc lần thứ IX – 2009
Qua nhiều vòng chấm, Hội đồng Giám khảo đã lựa chọn được 287 ảnh để trưng bày, trong đó có 24 ảnh để trao giải.
2 Huy chương Vàng được trao cho các tác phẩm:
-“Những người lính Trường Sơn hôm nay” của tác giả Chu Quang Phúc (Vĩnh Phúc).
-“Đường đến trường” của tác giả Phạm Ngọc Bằng (Lào Cai).
4 Huy chương Bạc dành cho các tác phẩm:
“Mâm Vàng” của tác giả Thanh Miền (Yên Bái)- Huy chương Bạc |
-“Mâm Vàng” của tác giả Thanh Miền (Yên Bái).
-“Nhịp cầu hạnh phúc” của Phương Đông (Thái Nguyên)
-“Hội đến rồi” của tác giả Việt Hưng (Bắc Giang)
-“Chung vui” của Điền Chính Tới (Sơn La)
8 Huy chương Đồng thuộc về tác phẩm:
-“Đi học” của Hoàng Quốc Thân (Hà Giang)
-“Say nghề” của Phương Đông (Thái Nguyên)
-“Sắc xuân” của Thái Hoàng (Yên Bái)
-“Trái chín” của Vĩnh Thắng (Lào Cai)
-“Tương trợ” của Xuân Công (Vĩnh Phúc)
- “Chiều biên giới hôm nay” Hoàng Văn Toàn (Lạng Sơn)
- “Cánh diều tuổi thơ” Phương Thanh (Phú Thọ)
- “Chiều về” của Công Tuyên (Tuyên Quang)
10 giải khuyến khích cũng được trao trong cuộc liên hoan này gồm các tác phẩm:
-“Thiếu nữ Lào” của Thanh Tú (Lai Châu)
- “Học dệt” của Đoàn Nga (Hòa Bình)
- “Vàng trong đất” của Nguyễn Văn Hùng (Tuyên Quang)
- “Bước nào, đừng sợ” của Yên Ninh (Lai Châu)
-“San lũ” của Nguyễn Thị Hồng (Sơn La)
-“Nhịp nhàng ngày xuân” của Vũ Hải Nam (Điện Biên)
- “Mùa xuân” của Vũ Kiên Cường (Lạng Sơn)
- Ngày mùa” của Văn Vượng (Vĩnh Phúc)
-“Dáng chiều hồ Ba Bể” của La Quang Đường (Bắc Kạn)
- “Trẻ vùng cao” của Chu Triều Đương (Cao Bằng)
4 giải tập thể thuộc về:
- Hội VHNT Vĩnh Phúc
- Hội VHNT Lào Cai
- Hội VHNT Thái Nguyên
- Hội VHNT Sơn La