Giữ lại sắc màu thổ cẩm Tây Nguyên

Được sự giúp đỡ  về cả tinh thần và vật chất, nhiều buôn làng ở tỉnh Đăk Nông giờ đây lại lách cách tiếng thoi của khung dệt truyền thống.

Bà con dân tộc M’nông, Ê-đê ở tỉnh Đăk Nông vốn có nghề truyền thống dệt thổ cẩm từ lâu đời. Nhưng trong thời gian dài, nghề dệt thủ công mang nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc bị mai một và nhiều nơi bà con đã bỏ nghề. Được sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất của chính quyền địa phương và cơ quan văn hóa, trong vài năm gần đây, một số địa phương trong tỉnh đã phục hồi nghề dệt thổ cẩm, nhằm giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc bản địa.

Từ năm 2010 đến nay, tất cả số hộ bà con dân tộc M’nông ở Bon O, xã Đăk DRô (huyện Krông Nô) đã trở lại với nghề dệt thổ cẩm. Bây giờ mỗi gia đình đều có 1-2 khung cửi dệt. Một số phụ nữ lớn tuổi có kinh nghiệm về nghề hướng dẫn cho những người chưa biết về cách dệt các loại sản phẩm truyền thống. Ban ngày, phụ nữ ra vườn, lên rẫy chăm bón cây trồng, ban đêm chị em bật điện sáng, tranh thủ dệt vải làm các sản phẩm thổ cẩm. Khi công việc nhà nông nhàn rỗi, hay những ngày mưa, chị em cũng tận dụng thời gian dệt vải.

Hiện nay, chị em trong bon đã làm được các loại sản phẩm dệt thổ cẩm thông thường như áo, váy, tấm đắp, khăn chòang, áo gối, túi xách, vải trải bàn với những hoa văn đặc sắc, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của gia đình. Một số sản phẩm làm đẹp, đạt chất lượng tốt  được ngành văn hóa huyện Krông Nô chọn đưa đi trưng bày trong hội chợ triển lãm.
Tại Buôn Sức, xã Quảng Phú (Krông Nô), từ năm 2011, nghề dệt thổ cẩm đã được phục hồi. Trong số trên 50 hộ gia đình đồng bào dân tộc Ê-đê ở đây, đã có trên 95% số hộ dân có khung cửi dệt vải thổ cẩm. Nhờ chăm chỉ làm việc và được các nghệ nhân tận tình hướng dẫn, đến nay chị em đã quen dần với nghề dệt truyền thống. Chị em đã dệt được những loại sản phẩm thông thường từ đơn giản đến các mặt hàng có hoa văn phức tạp đòi hỏi làm việc tỉ mỉ.
Ngoài việc tập hợp phụ nữ tham gia nghề dệt thổ cẩm truyền thống, gần đây Buôn Sức còn tổ chức lớp dạy đánh cồng chiêng cho thiếu niên (13-15 tuổi). Qua quá trình học tập và thực hành, các em đã quen dần việc đánh cồng chiêng Ê-đê. Trong các lễ hội văn hóa truyền thống tại địa phương, các em đã tham dự một số buổi diễn tấu cồng chiêng, thu hút sự mến mộ của nhiều người./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội
Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội

Sự kiện được tổ chức với quy mô lớn về Văn hóa – Con người – Sự kiện của vùng đất Tây Nguyên.

Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội

Những ngày văn hóa Tây Nguyên tại Hà Nội

Sự kiện được tổ chức với quy mô lớn về Văn hóa – Con người – Sự kiện của vùng đất Tây Nguyên.

Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Tây Nguyên
Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Tây Nguyên

Các kinh nghiệm, giải pháp của các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa được trao đổi trong tọa đàm diễn ra sáng nay (29/8) tại Hà Nội.

Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Tây Nguyên

Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Tây Nguyên

Các kinh nghiệm, giải pháp của các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa được trao đổi trong tọa đàm diễn ra sáng nay (29/8) tại Hà Nội.

Sắc màu Tây Nguyên trong Liên hoan Múa rối Quốc tế
Sắc màu Tây Nguyên trong Liên hoan Múa rối Quốc tế

(VOV) - Việt Nam góp mặt trong Liên hoan Múa rối Quốc tế lần III với nhiều màn múa rối độc đáo, trong đó có Đoàn múa rối Đắk Lắk.

Sắc màu Tây Nguyên trong Liên hoan Múa rối Quốc tế

Sắc màu Tây Nguyên trong Liên hoan Múa rối Quốc tế

(VOV) - Việt Nam góp mặt trong Liên hoan Múa rối Quốc tế lần III với nhiều màn múa rối độc đáo, trong đó có Đoàn múa rối Đắk Lắk.