Tuy phải xếp hàng khá dài tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), chị Natasha cảm thấy rất mãn nguyện khi xin được chữ ưng ý.
Anh Tony (36 tuổi, đến từ Tây Ban Nha) rất hào hứng với phong tục xin chữ đầu năm trong Tết cổ truyền Việt Nam. Khi được hỏi về chữ muốn xin, Tony nói: “Tôi muốn xin chữ Tài, vì tôi nghĩ đây là điều quan trọng nhất của con người”. Anh Nickel, người anh em song sinh của Tony, muốn xin thầy đồ chữ “Seed” (tiếng Việt nghĩa là Nhân) vì đó là tên trường đại học của anh.
Hai anh em sinh đôi Tony (trái) và Nickel (phải), quốc tịch Tây Ban Nha
Tony chăm chú nhìn từng nét bút của thầy đồ
Cặp song sinh tranh luận về ý nghĩa của các dòng chữ nhỏ xung quanh chữ Tài
Natasha (23 tuổi, đến từ Nga) chia sẻ: “Đây là năm thứ 4 tôi ở Việt Nam, và năm nào tôi cũng đến Văn Miếu xin chữ, mặc dù phải xếp hàng hơi lâu một chút nhưng khi xin được chữ tôi cảm thấy rất mãn nguyện”.
Sau một khoảng thời gian đợi tới lượt, Natasha cùng đồng nghiệp đã xin được chữ
Chị Maria (38 tuổi) và chồng là Jack (42 tuổi) đến Việt Nam lần đầu tiên
Maria và Jack, cặp vợ chồng đến từ Pháp, khá băn khoăn trước những dòng chữ đen trên nền giấy đỏ được treo ngay ngắn trên tường. Maria nói: “Chúng tôi không xin chữ vì chưa hiểu hết ý nghĩa của những chữ đó. Vợ chồng tôi nghĩ rằng những chữ đó liên quan đến mục tiêu sống của con người như sự tự do, bình đẳng, bác ái”.
Dòng người đến Văn Miếu tăng dần theo thời gian
Các ông đồ ngồi thành hàng dài phục vụ du khách trong và ngoài nước