Khai hội văn hóa du lịch Dinh Thầy Thím 2012

(VOV) -Từ sáng 28/10, hàng trăm ngàn người dân đã hành hương về xã Tân Tiến, thị xã La Gi (Bình Thuận) để dự lễ hội Dinh Thầy Thím.

Ngày 28/10, tại khu di tích văn hóa Dinh Thầy Thím ở xã Tân Tiến, thị xã La Gi (Bình Thuận), Lễ hội văn hóa du lịch Dinh Thầy Thím 2012 đã chính thức bắt đầu. Do Lễ hội năm nay trùng với dịp 15 năm (27/9/1997 – 29/7/2012) ngày Di tích lịch sử văn hóa Dinh Thầy Thím được công nhận là di tích cấp Quốc gia, nên Lễ hội được tổ chức lớn và phong phú hơn so với những năm trước.
Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 27-30/10 với nhiều nghi thức tế lễ đậm sắc thái văn hóa dân gian miền biển như: Lễ Nghinh Thần rước linh vị Thầy Thím từ mộ về dinh, Lễ Nhập điện an vị, đọc kim sách về đức độ của Thầy Thím. Bên cạnh đó là các hoạt động phong phú của phần hội như đánh cờ người, triển lãm sinh vật cảnh, thi khiêng thúng ra khơi, gánh cá, đánh trống khai hội, biểu diễn trống hội, Lân-Sư-Rồng, chương trình ca múa nhạc dân tộc...
Ông Châu Thanh Long, Trưởng Ban tổ chức cho biết: Nét mới của Lễ hội năm nay là Ban quản lý Dinh Thầy Thím phối hợp với Nhà Xuất bản Đồng Nai in 1.500 bản sách Dinh Thầy Thím dịch tất cả các hoành phi, câu đối trong Chánh điện, Nhà Võ ca, Mộ Thầy… từ chữ Hoa sang chữ Việt, giúp cho người đọc có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về ý nghĩa nhân văn của Di Tích Dinh Thầy Thím. Điều đáng chú ý là Kim sách ghi nhận công lao và đạo đức của Thầy Thím, cũng đựợc viết lại theo đúng thể thức và in ấn trên bản kim lọai bằng Đồng để lưu giữ lâu dài cho mai sau.
Lễ hội Dinh Thầy Thím là một Lễ hội văn hóa độc đáo và đầy sắc màu tín ngưỡng dân gian. Qua hàng trăm năm, Lễ hội vẫn được tổ chức trang trọng để giữ gìn vốn quý văn hóa, vừa quảng bá cho du lịch thị xã La Gi, đồng thời là một nét văn hóa độc đáo của người dân Bình Thuận muốn giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước.

Theo Ban tổ chức, dự kiến Lễ hội Dinh Thầy Thím 2012 sẽ thu hút khoảng 200.000 lượt du khách trong nước và Quốc tế đến tham quan./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đắc Lắc: Chuẩn bị Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ tư
Đắc Lắc: Chuẩn bị Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ tư

(VOV) - Điểm khác biệt của lễ hội lần này là tạo thêm điều kiện cho nông dân tham gia các hoạt động, nhằm tôn vinh người trồng cà phê.

Đắc Lắc: Chuẩn bị Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ tư

Đắc Lắc: Chuẩn bị Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ tư

(VOV) - Điểm khác biệt của lễ hội lần này là tạo thêm điều kiện cho nông dân tham gia các hoạt động, nhằm tôn vinh người trồng cà phê.

Khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa thu 2012
Khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa thu 2012

(VOV) -Phần hội chùa Keo có rất nhiều trò chơi dân gian như đua trải, cuộc thi kèn và trống, thi têm trầu cánh phượng

Khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa thu 2012

Khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa thu 2012

(VOV) -Phần hội chùa Keo có rất nhiều trò chơi dân gian như đua trải, cuộc thi kèn và trống, thi têm trầu cánh phượng

Tưng bừng lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
Tưng bừng lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang

(VOV) - Sau 2 ngày diễn ra, lễ hội Nguyễn Trung Trực đã đón tiếp hơn 800 ngàn lượt khách từ khắp nơi về hành hương.

Tưng bừng lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang

Tưng bừng lễ hội Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang

(VOV) - Sau 2 ngày diễn ra, lễ hội Nguyễn Trung Trực đã đón tiếp hơn 800 ngàn lượt khách từ khắp nơi về hành hương.

Rộn ràng lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm
Rộn ràng lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm

(VOV) - Lễ hội Ka-tê của người Chăm đang diễn ra ở Ninh Thuận là một trong 15 lễ hội dân gian lớn nhất nước ta đã được Bộ VHTT&DL công nhận.

Rộn ràng lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm

Rộn ràng lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm

(VOV) - Lễ hội Ka-tê của người Chăm đang diễn ra ở Ninh Thuận là một trong 15 lễ hội dân gian lớn nhất nước ta đã được Bộ VHTT&DL công nhận.