Khi các cô đồng, bà đồng lên sân khấu trình diễn

Từ chỗ thành kính tôn sùng như một tín ngưỡng lâu đời, công chúng đã dần coi tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành một loại hình nghệ thuật.

Nhiều nhà hát, sân khấu công diễn các chương trình về tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng cho thấy sức hấp dẫn của nghi lễ này trong đời sống dân gian. Thế nhưng, nghệ thuật hóa hay bảo tồn nó trong không gian truyền thống của di tích tín ngưỡng đang nhận được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu văn hóa và cả những người đang thực hành nghi lễ này.

“Tứ phủ” tái hiện một phần nghi lễ Hầu đồng. Ảnh: Viettheatre

Đã trở thành một loại hình nghệ thuật

Ngay từ trước khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào ngày 1/12 vừa qua, trên nhiều sân khấu Việt chứng kiến sự sôi động của các vở diễn, các chương trình nghệ thuật tái hiện, phục dựng tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như các hình thức thực hành tín ngưỡng này. Phải kể đến là show diễn “Tứ phủ” do Nhà hát Việt (Viettheatre) dàn dựng, lấy cảm hứng từ nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu.

Ngay từ khi công diễn, “Tứ phủ” đã nhận được sự quan tâm từ công chúng Thủ đô cũng như các vị khách quốc tế. Mỗi suất diễn dài 45 phút, được đầu tư khá công phu, đưa người xem vào thế giới tâm linh với sự kết hợp giữa hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và hình ảnh. Cùng nhận được sự phản hồi khả quan như “Tứ phủ” đó là vở “Ngũ biến” của Nhà hát Kịch Việt Nam. Vở diễn tái hiện 5 giá đồng, khi đi lưu diễn từ tháng 9 đã đón lượng người xem đông đảo và gặt hái một số giải thưởng tại các liên hoan sân khấu quốc tế.

Thành công và sự hưởng ứng của công chúng với những vở diễn như thế này đã cho thấy sức hút từ tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ âm nhạc, trang phục cho đến sắc thái nghệ thuật trình diễn như vũ đạo, nét mặt biểu cảm… các yếu tố này đã tạo ra một dấu ấn riêng biệt và đặc sắc cho nghi lễ. Khi được đưa lên sân khấu, những nét đặc sắc này được cộng hưởng và nhân lên, khiến cho người xem ngày càng bị thu hút. Từ chỗ thành kính tôn sùng như một tín ngưỡng lâu đời, công chúng đã dần coi tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành một loại hình nghệ thuật. Tuy nhiên, việc phục dựng, tái hiện nghi lễ này đang tồn tại nhiều tranh cãi.

Có làm cho tầm thường hóa?

Trao đổi với phóng viên, TS. Nguyễn Quốc Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo khẳng định, cần phải “trả lại không gian truyền thống cho nghi lễ này”. TS. Nguyễn Quốc Tuấn phân tích, việc đưa thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu lên sân khấu có thể phá vỡ ý nghĩa về tâm linh, tôn giáo vì đó không phải không gian của hát văn. “Chỉ nên dừng lại ở “mô phỏng”, chứ không thể đưa các nhân vật như cô đồng, bà đồng lên sân khấu trình diễn. Tôi cho rằng cần phải bảo tồn, phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu. Tuy nhiên không thể “tầm thường hóa” câu chuyện của nó” - ông Nguyễn Quốc Tuấn nhận định.

Còn theo nghệ sỹ hát văn Thanh Long, hiện nay đang tồn tại song song 2 hình thức phục dựng các nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu, đó là thực hành ở các không gian truyền thống như đền, phủ và hình thức thứ hai là sân khấu hóa. Nếu như việc bảo tồn loại hình tín ngưỡng này trong dân gian thiên về yếu tố tâm linh thì khi đưa lên sân khấu, người nghệ sỹ có xu hướng cách điệu và làm cho công chúng có thể hiểu được. Tuy nhiên, dù hình thức nào thì cũng không ảnh hưởng đến giá trị của tín ngưỡng này trong đời sống nhân dân.

Cũng theo nghệ sỹ Thanh Long, điểm khác nhau giữa sân khấu và dân gian chỉ có thể nằm ở cảm quan của người diễn xướng hay thực hành, khi mà các nghệ sỹ diễn theo thói quen, những đường nét đã bày sẵn, còn trong không gian truyền thống thì họ hoàn toàn nhập tâm và dựa vào cảm xúc. Tuy nhiên, không phải cứ lên sân khấu là người nghệ sỹ được quyền dễ dãi hơn.

Thậm chí, họ phải tôn trọng các nguyên tắc về trang phục, giá nào thì phải mặc trang phục nào, hay về vị trí, chẳng hạn như không được phép quay lưng vào điện thờ... Còn hát văn (hát chầu văn) bản thân nó đã là loại âm nhạc dân tộc không thể tách rời vớ  i các nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu. “Trên sân khấu hay ngoài đời thực, hát văn tự bản thân đã là sự tổng hòa của nhiều làn điệu dân tộc, giúp con người hướng thiện, loại bỏ cái ác… Bởi vậy không thể phủ nhận hay đồng nhất hát văn với các loại hình mang ý nghĩa mê tín, dị đoan” - nghệ sỹ Thanh Long chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Tín ngưỡng thờ mẫu” được UNESCO công nhận là niềm tự hào
“Tín ngưỡng thờ mẫu” được UNESCO công nhận là niềm tự hào

VOV.VN - “Tín ngưỡng thờ mẫu” vừa trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Tín ngưỡng thờ mẫu” được UNESCO công nhận là niềm tự hào

“Tín ngưỡng thờ mẫu” được UNESCO công nhận là niềm tự hào

VOV.VN - “Tín ngưỡng thờ mẫu” vừa trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tận mắt xem "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ"
Tận mắt xem "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ"

VOV.VN - Ngày 1/12, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi v&acirc%3ḅt thể đại di&ecirc%3ḅn của nhân loại.

Tận mắt xem "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ"

Tận mắt xem "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ"

VOV.VN - Ngày 1/12, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi v&acirc%3ḅt thể đại di&ecirc%3ḅn của nhân loại.

"Tín ngưỡng thờ Mẫu” là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại
"Tín ngưỡng thờ Mẫu” là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại

VOV.VN -"Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

"Tín ngưỡng thờ Mẫu” là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại

"Tín ngưỡng thờ Mẫu” là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại

VOV.VN -"Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Tín ngưỡng thờ Mẫu” được công nhận là di sản văn hóa thế giới
“Tín ngưỡng thờ Mẫu” được công nhận là di sản văn hóa thế giới

VOV.VN - “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Tín ngưỡng thờ Mẫu” được công nhận là di sản văn hóa thế giới

“Tín ngưỡng thờ Mẫu” được công nhận là di sản văn hóa thế giới

VOV.VN - “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sau vinh danh thờ Mẫu, lên đồng có bùng phát?
Sau vinh danh thờ Mẫu, lên đồng có bùng phát?

Lên đồng là diễn xướng chủ đạo của tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển mạnh mẽ, cho nên nhiều người lo ngại sự bùng nổ mới sau khi được UNESCO ghi danh.

Sau vinh danh thờ Mẫu, lên đồng có bùng phát?

Sau vinh danh thờ Mẫu, lên đồng có bùng phát?

Lên đồng là diễn xướng chủ đạo của tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển mạnh mẽ, cho nên nhiều người lo ngại sự bùng nổ mới sau khi được UNESCO ghi danh.