Kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương
VOV.VN - Tối nay (17/12), tại TPHCM diễn ra chương trình Triển lãm, biểu diễn nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm hình thành, phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương.
Tối nay (17/12), tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Sở Văn hoá Thể thao TPHCM khai mạc chương trình Triển lãm, biểu diễn nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương.
Triển lãm, biểu diễn nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm hình thành, phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương. |
Đây là hoạt động mở đầu trong chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật quy mô được TPHCM đầu tư tổ chức, thực hiện, nhằm tôn vinh, giới thiệu với công chúng loại hình nghệ thuật đặc sắc với một quá trình hình thành và phát triển nhiều thăng trầm.
Triển lãm và biểu diễn nghệ thuật là dịp để giới thiệu với người dân thành phố một cách tổng quan về môn nghệ thuật cải lương, kết hợp với phần trình diễn đờn ca tài tử, ca ra bộ, trích đoạn cải lương… Đặc biệt, tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang cũng đã diễn ra triển lãm 100 bức tranh chân dung nghệ sĩ cải lương do họa sỹ Trương Văn Ý vẽ…
Họa sỹ Trương Văn Ý bên các tác phẩm của mình. |
Các hoạt động này diễn ra tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang vào tối 17/12 và cả ngày 18, 19/12/2018. Mỗi ngày sẽ có 3 suất diễn liên tục phục vụ khán giả. Tối 20/12, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang sẽ công diễn suất đầu tiên vở cải lương Giấc mộng đêm xuân tại Nhà hát TPHCM.
Tham dự buổi lễ khai mạc hôm nay, họa sỹ Uyên Huy, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM cho biết, "Vai trò của mỹ thuật rất lớn đồng hành với cải lương. Tôi cho rằng sự phát triển của cải lương Nam bộ nó gắn liền với sự đồng hành của họa sỹ thiết kế. Tôi tin rằng cải lương sẽ sống mãi và chúng ta tiếp tục làm cho cải lương sống mãi".
Tranh vẽ Nghệ sỹ Nhân dân Ngọc Giàu. |
Buổi lễ khai mạc và trích biểu diễn các tiết mục cải lương tại nhà hát Trần Hữu Trang đã thu hút đông đảo người dân thành phố yêu mến cải lương và cả người nước ngoài…
Bà Huỳnh Thị Ngọc, 76 tuổi, ngụ quận 10 cùng với người nhà đi xem cải lương cho hay, "Cải lương trước kia rất mạnh, sau này thấy lứa trẻ ít thích cải lương nhưng mà chúng tôi rất thích cải lương nên chỗ nào tổ chức là tôi đi coi. Tôi mong thế hệ sau giống như mình như thế hệ trước để giữ gìn nguồn gốc cải lương"./. 400 nghệ sĩ xuống phố kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương
Sân khấu cải lương và đời sống của nghệ sĩ đều khó khăn