Lễ hội Đền Hùng 2014 hướng đến người dân nhiều hơn

VOV.VN - Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng BTC khẳng định Lễ hội sẽ ngày được tạo điều kiện để người dân tham gia.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014 sẽ diễn ra trong 5 ngày (từ 5- 9/4, tức từ 6- 10/3 âm lịch). Lễ hội năm nay do Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức, với sự tham gia của 4 tỉnh Bắc Ninh, Quảng Bình, Vĩnh Long và Long An.

Lễ hội được tổ chức trên tinh thần trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng, gắn với các hoạt động hội, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương; tuyên truyền, quảng bá rộng rãi di sản “Hát Xoan ở Phú Thọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, góp phần nâng tầm giá trị của văn hóa Việt Nam trong đời sống cộng đồng dân tộc.

Phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2014 về các điểm mới của lễ hội năm nay và công tác chuẩn bị cho lễ hội.

Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, kiêm Trưởng BTC Lễ hội Đền Hùng 

PV: Thưa ông, trước hết, xin ông giới thiệu về các hoạt động trọng tâm của Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2014?

Ông Hà Kế San: Trọng tâm là chúng tôi tổ chức lễ dâng hương ngày 10/3 âm lịch thật trang nghiêm và tổ chức các chương trình nghệ thuật chào mừng khai mạc Lễ hội. Đặc biệt là hoạt động tổ chức Liên hoan hát Xoan các làng xoan gốc đối với thanh thiếu nhi để chuẩn bị cho việc lập hồ sơ công nhận hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng khẩn cấp.

PV: Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2014 như Ban tổ chức giới thiệu sẽ được cân đối giữa phần lễ và phần hội. Ông có thể nói cụ thể hơn về nội dung này?

Ông Hà Kế San: Năm nay, về phần lễ, chúng tôi vẫn xác định nội dung cơ bản như mọi năm nhưng có điều chỉnh. Đó là việc rước kiệu của nhân dân các xã vùng ven sẽ do các xã đăng ký tỉnh tổ chức. Tại thời điểm 7 giờ ngày 10/3 âm lịch, tất cả các điểm thờ cúng Hùng Vương sẽ tổ chức dâng hương.

Phần hội thì chúng tôi sẽ tổ chức cũng tương đương như mọi năm, nhưng sẽ không triển khai qui mô lớn chương trình khai mạc và không tổ chức lễ hội đường phố, để dành cho các năm chẵn. Các nội dung khác cơ bản chúng tôi tổ chức như hàng năm với tinh thần tạo ra một không gian vui vẻ, đẹp, đậm không khí lễ hội ở cả thành phố Việt Trì và khu vực Đền Hùng.

PV: Như vậy là các hoạt động của Lễ hội Đền Hùng 2014 sẽ được xã hội hóa nhiều hơn?

Ông Hà Kế San: Tất nhiên là sẽ càng ngày càng được xã hội hóa, Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho người dân tham gia nhiều hơn. Thứ hai là sự tham gia của các doanh nghiệp, các đơn vị là phải chủ động về mặt tài chính. Nhà nước chủ yếu xây dựng chương trình hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự, môi trường thuận lợi cho hoạt động của người dân. Chỉ một số hoạt động chính, lễ trọng tâm là Nhà nước đứng ra tổ chức, còn người dân hoàn toàn thực hành lễ bình thường tại Đền Hùng.

Người dân sẽ ngày càng được tạo điều kiện tham gia Lễ hội Đền Hùng

PV: Không gian của lễ hội năm nay sẽ diễn ra tại những địa điểm nào?

Ông Hà Kế San: Lễ hội chủ yếu diễn ra tại Khu di tích Lễ hội Đền Hùng và thành phố Việt Trì. Đối với việc tổ chức Lễ hội Đền Hùng, chúng tôi tập trung thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, trong đó tạo điều kiện cho người dân tham gia nhiều hơn trong việc giỗ Tổ, nhất là tổ chức rước kiệu của nhân dân về Đền Hùng để dâng lên vua Hùng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ sẽ được trải dài từ thành phố Việt Trì lên đền Hùng.

PV: Công tác chuẩn bị cho lễ hội tập trung vào những hoạt động nào là chủ yếu?

Ông Hà Kế San: Công tác lễ hội của chúng tôi tập trung vào mấy mảng quan trọng nhất. Trước hết là vấn đề an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông. Thứ hai là chống chèo kéo, chặt chém khi du khách đến Đền Hùng. Thứ ba là hạn chế và xử lý triệt để tình trạng ăn xin, ăn mày trong Đền Hùng. Thứ tư là xử lý các hành vi phản cảm như: trò chơi, cờ bạc trá hình, mở loa công suất lớn. Thứ năm là giữ gìn môi trường trong dịp lễ hội.

Đến thời điểm này, chúng tôi có thể khẳng định các công việc chủ yếu của Giỗ tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng đã hoàn tất và sẵn sàng đón đồng bào cả nước về dâng hương một cách tốt nhất. Hy vọng đồng bào sẽ hài lòng khi về Giỗ Tổ.

PV: Hiện nay, tỉnh Phú Thọ và các địa phương có các điểm di tích thờ cúng Hùng Vương đang hướng tới việc thống nhất nghi lễ dâng hương trong Lễ hội Đền Hùng. Ông có thể cho biết thêm về điều này?

Ông Hà Kế San: Trước hết, về cơ bản, có thể khẳng định nghi lễ dâng hương ở đền Thượng hiện nay đã được xác định khá ổn định. Nhưng để có một nghi lễ chung cũng phù hợp với nhiều địa phương khác, chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học về điều tra, xây dựng phục dựng nghi lễ thờ cúng Hùng Vương mang tính chất chuẩn mực. Khi đề tài khoa học kết thúc, chúng tôi sẽ tiến hành nghiệm thu và báo cáo Bộ VHTT&DL.

PV: Đối với di sản Hát Xoan, tỉnh Phú Thọ đã khẳng định là đến năm 2015 sẽ đưa hát Xoan ra khỏi danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Khẳng định này dựa trên những cơ sở nào?

Ông Hà Kế San: Có thể nói, có rất nhiều việc phải làm, nhưng việc đầu tiên và cấp bách là chúng ta phải có đội ngũ nghệ nhân kế cận trẻ để thay thế các lớp nghệ nhân già. Làm sao để các phường Xoan gốc, các cháu thiếu niên, nhi đồng thuộc và yêu thích hát Xoan. Đó là những việc chúng tôi đã, đang làm và sẽ làm quyết liệt.

Tổ chức Liên hoan hát Xoan nhằm gìn giữ và bảo tồn di sản này là một trong những trọng tâm của Lễ hội năm nay (Ảnh minh họa)

Chúng tôi có thể khẳng định là sẽ chuẩn bị được một đội ngũ nghệ nhân trẻ, xứng đáng, các cháu thiếu niên, nhi đồng sẽ học và hát tốt. Chúng tôi sẽ mở rộng địa bàn, hình thành nhiều câu lạc bộ. Thứ hai là nghiên cứu, sưu tầm, số hóa, lưu trữ các tư liệu hát Xoan. Thứ ba là đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về hát Xoan. Thứ tư là tập trung khôi phục lại không gian của các đình, đền để làm không gian của hát Xoan. Với tất cả những công việc đó, năm 2015, Phú Thọ sẽ bảo vệ thành công việc đưa hát Xoan ra khỏi danh sách các Di sản cần bảo vệ khẩn cấp.

PV: Tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng một số năm trước, đã xuất hiện những lễ vật kỷ lục. Trong đó, không ít những lễ vật gây những phản cảm nhất định. Với lễ hội năm nay, Ban Tổ chức có hạn chế gì về những lễ vật như thế không?

Ông Hà Kế San: Năm nay, Phú Thọ chưa nhận bất cứ một đơn vị nào cung tiến lễ vật mang tính kỷ lục. Còn sang những năm tới, tùy từng việc cụ thể, chắc chắn Phú Thọ sẽ phải cân nhắc rất kỹ các lễ vật, dù họ có tấm lòng muốn dâng lên các Vua Hùng.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trảy hội Đền Hùng
Trảy hội Đền Hùng

Dù chưa phải chính hội nhưng những ngày này, hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi đã tìm về Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương để tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng đã có công dựng nước.

Trảy hội Đền Hùng

Trảy hội Đền Hùng

Dù chưa phải chính hội nhưng những ngày này, hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi đã tìm về Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương để tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng đã có công dựng nước.

Cây vạn tuế 800 năm tuổi đặc biệt ở Đền Hùng
Cây vạn tuế 800 năm tuổi đặc biệt ở Đền Hùng

Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) có một linh vật đặc biệt đã chứng kiến sự trường tồn của dân tộc. Đó là cây vạn tuế trước cửa chùa Thiên Quang cạnh Đền Hạ có tuổi thọ khoảng 800 năm tuổi.

Cây vạn tuế 800 năm tuổi đặc biệt ở Đền Hùng

Cây vạn tuế 800 năm tuổi đặc biệt ở Đền Hùng

Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ) có một linh vật đặc biệt đã chứng kiến sự trường tồn của dân tộc. Đó là cây vạn tuế trước cửa chùa Thiên Quang cạnh Đền Hạ có tuổi thọ khoảng 800 năm tuổi.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 có gì mới?
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 có gì mới?

(VOV) - Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ 13-19/4, tức từ 4 đến 10 tháng Ba âm lịch).

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 có gì mới?

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 có gì mới?

(VOV) - Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ 13-19/4, tức từ 4 đến 10 tháng Ba âm lịch).

Phú Thọ cùng 4 tỉnh tổ chức Lễ hội Đền Hùng 2014
Phú Thọ cùng 4 tỉnh tổ chức Lễ hội Đền Hùng 2014

VOV.VN - Theo kế hoạch, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 5 - 9/4/2014 (tức 6 - 10/3 âm lịch).

Phú Thọ cùng 4 tỉnh tổ chức Lễ hội Đền Hùng 2014

Phú Thọ cùng 4 tỉnh tổ chức Lễ hội Đền Hùng 2014

VOV.VN - Theo kế hoạch, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 5 - 9/4/2014 (tức 6 - 10/3 âm lịch).

Đền Hùng trước giờ Quốc giỗ
Đền Hùng trước giờ Quốc giỗ

Chiều 22/4, một ngày trước khi bước vào ngày chính giỗ và mọi công tác chuẩn bị cho ngày Quốc giỗ đã được hoàn tất.

Đền Hùng trước giờ Quốc giỗ

Đền Hùng trước giờ Quốc giỗ

Chiều 22/4, một ngày trước khi bước vào ngày chính giỗ và mọi công tác chuẩn bị cho ngày Quốc giỗ đã được hoàn tất.

Lễ hội Đền Hùng 2013 diễn ra trong 7 ngày
Lễ hội Đền Hùng 2013 diễn ra trong 7 ngày

(VOV) - Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 13 - 19/4, tức từ 4 – 10/3 Âm lịch).

Lễ hội Đền Hùng 2013 diễn ra trong 7 ngày

Lễ hội Đền Hùng 2013 diễn ra trong 7 ngày

(VOV) - Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2013 sẽ diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 13 - 19/4, tức từ 4 – 10/3 Âm lịch).

Công tác chuẩn bị khai hội Đền Hùng đã sẵn sàng
Công tác chuẩn bị khai hội Đền Hùng đã sẵn sàng

(VOV) -Thời gian tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng sẽ diễn ra trong 7 ngày, bắt đầu từ ngày 13- 19/4

Công tác chuẩn bị khai hội Đền Hùng đã sẵn sàng

Công tác chuẩn bị khai hội Đền Hùng đã sẵn sàng

(VOV) -Thời gian tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng sẽ diễn ra trong 7 ngày, bắt đầu từ ngày 13- 19/4

Trước lễ rước kiệu lên Đền Hùng
Trước lễ rước kiệu lên Đền Hùng

(VOV) -Đội hình tham gia nghi thức dâng cúng lễ vật gồm có chủ tế, quan viên, bô lão cùng các thế hệ của dân làng, các thiếu nữ...

Trước lễ rước kiệu lên Đền Hùng

Trước lễ rước kiệu lên Đền Hùng

(VOV) -Đội hình tham gia nghi thức dâng cúng lễ vật gồm có chủ tế, quan viên, bô lão cùng các thế hệ của dân làng, các thiếu nữ...