Lễ hội Okphansa-nét đẹp văn hóa Lào

VOV.VN -Lễ hội Okphansa- tiếng Lào có nghĩa là Lễ hội mãn chay, một trong những lễ hội lớn nhất của Lào diễn ra hàng năm vào dịp rằm tháng 11 (lịch Phật Lào).

  • Lễ hội Okphansa - tiếng Lào có nghĩa là Lễ hội mãn chay, một trong những lễ hội lớn nhất của Lào diễn ra hàng năm vào dịp rằm tháng 11 theo lịch Phật Lào. Năm nay,  lễ hội Okphansa diễn ra trùng với ngày rằm tháng 9 của Việt Nam tức là ngày 27/10.

Lễ hội Phăn xả là lễ hội lớn nhất trong năm, diễn ra trong ba tháng gọi là mùa chay. Bắt đầu từ ngày rằm tháng 8 gọi là Khậu phăn xả (Vào mùa chay) và kết thúc bằng lễ hội Okphansa nghĩa là mãn chay. Trong ba tháng mùa chay, các nhà sư chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp hoặc giảng dạy, còn người thường ai nấy đều không cất nhà, không cưới hỏi và có thể tạm thời bỏ rượu, bỏ hút thuốc...

 


Ba tháng của mùa chay cũng trùng với ba tháng mùa mưa tại Lào, các tăng ni phật tử phải ở trong chùa học giáo lý, học những điều tốt, hướng thiện, những người nào chưa làm những điều tốt đẹp phải nghe giảng đạo lý và cố gắng thay đổi mình, để cho tâm hồn được thanh thản, hạnh phúc.

Sư thầy Bun lợt Vinh xạ mon, chùa Na xay, huyện Xay xệt thả-thủ đô Vientiane cho biết, lễ Okphansa rất quan trọng mà phật tử ai cũng phải biết phải hiểu. Okphansa chỉ là lễ chính thức chấm dứt ba tháng tu nhưng vẫn tiếp tục cúng bái và làm những nghi lễ bình thường không có giới hạn: 

 

Trong ba tháng mùa chay, các nhà sư chăm việc thiền định, nghiên cứu Phật pháp hoặc giảng dạy...
Sau ngày lễ Okphansa điều quan trọng phải lưu ý đó là phải làm nhiều điều thiện, theo 3 điều đó là thực hiện theo những điều răn dạy của sư thầy, không làm điều ác, nghĩa là điều gì không tốt đẹp thì không được làm, hai là cố gắng làm những điều tốt đẹp trong cuộc sống này càng nhiều càng tốt, nhưng điều gì tốt đẹp cho cuộc sống cho mọi người, xã hội, cho đất nước thì phải làm thật nhiều, vì con người ta không thể biết mình sẽ ra đi ngày nào nên khi còn sống trên cuộc đời cần phải làm những điều tốt trong cuộc sống càng nhiều càng tốt, ba là phải làm cho tâm hồn trong sạch, không làm điều ác điều không tốt. Nếu làm được ba điều này thì cuộc sống sẽ tốt lành, hạnh phúc.

Trước Lễ Okphansa một vài ngày bà con phật tử đã chuẩn bị các đồ lễ như: gói bánh, chuẩn bị hương, hoa, nến, đèn, bánh kẹo, cơm , xôi, hoa quả…. để dâng lễ phật vào ngày hôm sau, tiếng Lào gọi là tắc bạt và sau nghi lễ chính thức ở tất cả các chùa chiền, bắt đầu từ đêm 15/11 Lễ hội Phăn xả sẽ kết thúc.

Bà Ót ở bản Thạt Luông nam, 80 tuổi, cho biết, năm nào bà cũng tới đây vào ngày này, bà chuẩn bị các đồ lễ rất chu đáo để dâng lễ, cầu mong cho mình có sức khỏe, gia đình con cháu luôn hạnh phúc và  mong  muốn con cháu được học những điều tốt đẹp của giáo lý nhà Phật và để hiểu biết về văn hoá Lào.

Các phật tử chuẩn bị đồ lễ.
"Hôm nay tôi đến đây để dâng lễ Phật, mang những đồ ăn ngon lành đến để cúng phật, đồ không ngon sẽ không dâng, để những người đã khuất cũng  được thưởng thức những đồ ngon. Dâng Lễ cúng để làm cho kiếp này kiếp sau của chúng ta có cuộc sống giàu có hơn hạnh phúc hơn, và những người thân đã khuất của chúng ta yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng sẽ phù hộ cho con cháu" - bà Ót cho biết.

Anh Kalana Peiris Cán bộ Tổ chức Plan International tại Vientiane chia sẻ,  ở đất nước Sri Lanka của anh, có một số điều hơi khác so với ở Lào nhưng về các thủ tục thì cũng giống nhau. 

 

Phật tử dâng lễ tại chùa trong lễ mãn chay năm 2015.
"Đạo phật ở Sri Lanka cũng giống như ở Lào. Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Sri Lanka là 5 quốc gia theo đạo Phật. Hôm nay là ngày kết thúc mùa chay và tất cả các nước theo đạo phật thì đều chào đón ngày này. Tiếp nối các truyền thống của dân tộc và như các bạn thấy chúng tôi rất vui khi chúng tôi lại được làm việc ở một đất nước Phật giáo và cũng có lễ hội như ở Sri Lanka. Vì thế chúng tôi thấy cần phải nắm lấy cơ hội này để các con chúng tôi thực hiện các nghi thức của Phật giáo cũng như các nghi thức tôn giáo khác" - anh Kalana Peiris nói thêm.
Các phật tử chuẩn bị thuyền hoa cho lễ thả thuyền đèn trên sông Mê Kông. 
Một hoạt động cũng rất quan trọng trong lễ mãn chay là thả thuyền đèn trên sông Mê Kông vào thời khắc sập tối trở về đêm của ngày lễ mãn chay-Okphansa. Trên đoạn đê không dưới một km chạy dọc sông Mê Kông  người dân và khách du lịch cầm trên tay những chiếc thuyền đèn hình tròn kết bằng bẹ chuối hoặc lá dừa với những bông hoa cúc vàng rực và những ngọn nến lung linh thả xuống dòng Mê Kông cùng với bao điều mong ước.

Ngoài ngày lễ chính, lễ hội mãn chay còn kèm theo các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm và đặc biệt là hội đua thuyền được tổ chức ngay sau đêm mãn chay, tức là vào ngày mai (28/10)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội Boun Khao Phansa của người Lào
Lễ hội Boun Khao Phansa của người Lào

VOV.VN - Lễ hội Boun Khao Phansa là lễ hội kéo dài nhất trong năm của Lào, bắt đầu từ ngày 15/8 -15/11 (âm lịch) theo lịch Lào. 

Lễ hội Boun Khao Phansa của người Lào

Lễ hội Boun Khao Phansa của người Lào

VOV.VN - Lễ hội Boun Khao Phansa là lễ hội kéo dài nhất trong năm của Lào, bắt đầu từ ngày 15/8 -15/11 (âm lịch) theo lịch Lào. 

Lễ hội đua trâu độc đáo ở Thái Lan
Lễ hội đua trâu độc đáo ở Thái Lan

Lễ hội đua trâu ở Thái Lan ngày nay trở thành một hoạt động văn hóa độc đáo được tổ chức ở tỉnh Chonburi vào mỗi độ tháng 10 hàng năm.

Lễ hội đua trâu độc đáo ở Thái Lan

Lễ hội đua trâu độc đáo ở Thái Lan

Lễ hội đua trâu ở Thái Lan ngày nay trở thành một hoạt động văn hóa độc đáo được tổ chức ở tỉnh Chonburi vào mỗi độ tháng 10 hàng năm.

Việt Nam tham gia lễ hội văn hóa và ẩm thực châu Á lần thứ 3 tại Kiev
Việt Nam tham gia lễ hội văn hóa và ẩm thực châu Á lần thứ 3 tại Kiev

VOV.VN - Ngày 18/10, tại Tòa Thị chính Kiev, Ukraine đã diễn ra Festival Văn hóa và Ẩm thực châu Á lần thứ ba. 

Việt Nam tham gia lễ hội văn hóa và ẩm thực châu Á lần thứ 3 tại Kiev

Việt Nam tham gia lễ hội văn hóa và ẩm thực châu Á lần thứ 3 tại Kiev

VOV.VN - Ngày 18/10, tại Tòa Thị chính Kiev, Ukraine đã diễn ra Festival Văn hóa và Ẩm thực châu Á lần thứ ba. 

Đặc sắc Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông
Đặc sắc Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông

VOV.VN - Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông, một nghi lễ nông nghiệp truyền thống, cũng là nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tày Khao.

Đặc sắc Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông

Đặc sắc Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông

VOV.VN - Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông, một nghi lễ nông nghiệp truyền thống, cũng là nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tày Khao.