Lý luận, phê bình Văn học - Nghệ thuật còn nhiều bất cập, lạc hậu

VOV.VN -  Đây là một ý kiến được đưa ra trong buổi Tọa đàm khoa học "Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam".

Sáng nay (23/7) tại Hà Nội, Báo Nhân Dân và Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam”.

Tọa đàm khoa học “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam”  

Trong lời phát biểu đề dẫn tọa đàm, ông Thuận Hữu - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn học, nghệ thuật. Bên cạnh những kết quả đạt được, nền văn học nghệ thuật Việt Nam chưa có nhiều tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao, có tác giả chạy theo thị hiếu thị trường, cho ra đời những tác phẩm chưa đạt giá trị thẩm mỹ. Nguyên nhân sâu xa là do “lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có nhiều mặt bất cập, lạc hậu, chưa theo kịp thực tiễn sáng tác”. Do vậy, “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn hóa Việt Nam” là nhiệm vụ quan trọng để góp phần khắc phục hạn chế này của lý luận văn hóa văn nghệ”.

Tại buổi tọa đàm, Giáo sư Hà Minh Đức khẳng định: để từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam, chúng ta phải vận dụng quan điểm của Mác-Ăng ghen về văn học nghệ thuật ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống hôm nay. Đó là phải đảm bảo tính giai cấp, tính dân tộc và tính hiện thực trong sáng tác tác phẩm nghệ thuật. Văn học nghệ thuật phải là “mục đích tự thân” và “con người sáng tác theo quy luật của cái đẹp”.

Đóng góp ý kiến về dự kiến những nội dung cơ bản của hệ thống lý luận văn học nghệ thuật, Giáo sư Đinh Xuân Dũng- Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đưa ra 7 yếu tố cần được làm sáng tỏ. Đó là bản chất, các thuộc tính và đặc trưng, chức năng của văn học nghệ thuật trong xã hội và con người hiện đại. Việc xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam cần chú ý đến quá trình sáng tạo tác phẩm với những biến đổi và hình thành nền công nghiệp văn hóa, thị trường, các trào lưu sáng tác và xu hướng tiếp nhận tác phẩm theo những nhận thức mới, những biến đổi sâu sắc của công chúng hiện đại.

Giáo sư Đinh Xuân Dũng nói: “Hiện nay, sự biến đổi của công chúng hết sức phức tạp, cả mặt tích cực và tiêu cực rất đáng lo ngại. Đặc biệt trong một bộ phận công chúng trước sự phát triển của hệ thống mạng. Những yêu cầu mới trong giáo dục thẩm mỹ cũng là đề tài chúng tôi quan tâm. Nếu không đặt vấn đề thẩm mỹ từ nhà trường, từ tuổi trẻ thì chúng ta sẽ có sự lệch lạc trong việc tiếp nhận trước sự tác động hết sức phức tạp của văn học nghệ thuật hiện nay”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3
Bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3

(VOV) -Sau gần hai ngày làm việc, sáng 5/6 tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3.

Bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3

Bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3

(VOV) -Sau gần hai ngày làm việc, sáng 5/6 tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã bế mạc Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ 3.