Kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga (7/11):

Nghe tiếng đàn Balalaika

VOV.VN - Đàn balalaika trông rất mộc mạc, thùng đàn hình tam giác, phím đàn dài thon dần, chia thành 17 nấc, gồm có hai hoặc ba sợi dây...

…“Nghe tiếng đàn Balalaika

Trên quê hương của Lê Nin

Nghe tiếng bầu đêm khuya ngân nga

Trên quê hương Hồ Chí Minh

Lê Nin – Hồ Chí Minh luôn trong tim ta

Kim Liên cùng Xim Biếc chung bài tình ca.”

Tháng 10/1976 sau khi tôi viết xong ca khúc “Kim Liên – Xim biếc”, nhạc sĩ Huy Thư ở Đoàn ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) nói rằng, nếu quen được ai ở Đại sứ quán Liên Xô thì hỏi xem họ có đàn Balalaika thì mượn để thu ca khúc này cho hiệu quả. Tôi đã liên hệ với anh bạn làm phiên dịch ở đó  nhưng không có, đành thống nhất với nhạc sĩ Huy Thư (người phối cho dàn nhạc bài hát này) là dùng đàn Tứ của Việt nam thay thế. Thật bất ngờ, với tiếng đàn Tứ của nghệ sĩ Đoàn Tụng (nhạc công Đội nhạc dân tộc của Đài TNVN), bằng lối “vê” rất giòn, bằng nghệ thuật điêu luyện của một diễn viên lâu năm trong nghề, anh đã “nhại” được tiếng đàn balalaika làm nổi bật giai điệu và minh họa cho nội dung.

Đồng thời qua giọng hát của hai nghệ sĩ Vũ Dậu và Kiều Hưng đã giúp thể hiện rất tình cảm một ca khúc mang tình hữu nghị và biết ơn lãnh tụ. Hôm ấy ai cũng khen tiếng đàn “Balalaika” của Đoàn Tụng. Vậy cây đàn này nó có gì đáng nói?

Đàn balalaika trông rất mộc mạc, thùng đàn hình tam giác. (Ảnh: RIA Novosti).

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta đã biết hình dáng và âm thanh của cây đàn Balalaika nổi tiếng quen thuộc của người Nga. Căn cứ vào văn hóa dân gian Nga, thì tên balalaika xuất phát từ chữ balabolka, nghĩa là một người ba hoa, vì tiếng đàn có nhiều cung bậc và chơi trong nhiều lĩnh vực.

Thực tế, cây đàn này từ thuở cha ông đã là bạn của nhà nông. Khi được biểu diễn trong giới quý tộc, nó trở thành biểu tượng của sự lịch thiệp và vẻ đẹp Nga. Đàn balalaika trông rất mộc mạc, thùng đàn hình tam giác. Phím đàn dài thon dần, chia thành 17 nấc. Đàn gồm có hai hoặc ba sợi dây mỏng mảnh, xưa kia làm từ ruột mèo, nay đã thay dần bằng sợi nylon. Đàn balalaika có tới 6 loại tùy theo kích cỡ: piccolo, prima, secunda, alto, bass và contrabass, trong đó prima là loại nhỡ được chơi độc diễn, còn contrabass là loại lớn nhất, không thể cầm trên tay mà phải đặt xuống đất để biểu diễn.

Đàn balalaika xuất hiện rất sớm. Có khá nhiều tài liệu và những chứng cứ về sự xuất hiện của cây đàn. Nhiều người cho rằng đàn balalaika được phát minh ở nước Nga cổ, nhưng cũng khó có thể xác định chính xác năm cây đàn xuất hiện. Theo các chuyên gia âm nhạc, đàn balalaika có lẽ được những người nông dân nghĩ ra để làm phong phú cho cuộc sống bị áp bức của mình. Dần dần, đàn được phổ biến trong đám nông dân và những anh hề biểu diễn tại các hội chợ để mua vui kiếm sống.

Đàn balalaika có tới 6 loại tùy theo kích cỡ: piccolo, prima, secunda, alto, bass và contrabass, trong đó prima là loại nhỡ được chơi độc diễn, còn contrabass là loại lớn nhất. (Ảnh: Giai điệu Nga)

Việc mua vui ấy không kéo dài được lâu, Sa hoàng Nga Alexei Mikhailovich đã ra lệnh tịch thu và đem đốt tất cả các loại nhạc cụ, trong đó có đàn balalaika. Thời gian trôi qua, Sa hoàng Nga qua đời và lệnh cấm dần bị dỡ bỏ. Giữa thế kỷ XVIII, đàn balalaika đã phổ biển rộng rãi trên cả nước. Không một buổi tiệc, lễ hội nào thiếu nó, thậm chí nhiều nhạc sĩ trong cung đình như nhà soạn nhạc violin Ivan Khandoshkin, ca sĩ giọng nam trầm Pavlosky của nhà hát Opera St. Petersburg còn muốn đưa đàn balalaika vào danh sách các nhạc cụ biểu diễn chính thức của Hoàng gia. 

Đến giữa thế kỷ XIX, đàn balalaika lại bị lãng quên vì người ta chuộng nhạc cụ ngoại nhập như đàn arcodion và guitar. Cũng may nhờ vị quý tộc Visili Andreyev (1861 - 1918), đàn balalaika đã sống lại.

Một lần từ St. Petersburg trở về tư dinh gần Tver, ông bất chợt nghe được tiếng đàn balalaika của một nông nô. Là người sành nhạc cụ dân tộc, song ông vô cùng ngạc nhiên vì chưa hề nghe một thứ nhạc cụ nào hay đến thế. Sau khi xem và học cách chơi, ông đã cho sưu tập những cây đàn còn sót trong dân gian, và năm 1886 cho biểu diễn đàn balalaika lần đầu tiên trước đông đảo giới quý tộc St. Petersburg. Buổi diễn đã gây chấn động nước Nga và sôi sục phong trào khôi phục đàn cổ. Visili Andreyev đã quy tụ được nhiều loại đàn balalaika và lập nên đoàn ca múa mang tên “Những nghệ sĩ balalaika nghiệp dư”.


Sau đó, ông mở lớp dạy đàn balalaika để họ mang tiếng đàn về quê truyền thụ cho con cháu. Điều này đã thúc đẩy sự phổ biến rộng rãi đàn balalaika tại Nga và cả ở nước ngoài. Tiếng thánh thót của đàn balalaika cùng những giai điệu nồng nhiệt dội vào hồn người, khi kết hợp với những điệu nhảy Digan (Gypsy), gõ gót chân xuống sàn, xuống đất khiến người xem như muốn nhảy múa theo.

Điều đặc biệt nữa là đàn balalaika có mặt trong hầu hết các dàn nhạc của Nga, nhạc sĩ có thể độc tấu hoặc hòa tấu. Mỗi gia đình Nga đều có một cây đàn để bên cửa sổ, những khi vui buồn đều đem ra gẩy. Không một lễ hội nào thiếu vắng tiếng đàn balalaika. Không một mùa nào không có tiếng đàn balalaika. Nó như tô đẹp thêm sắc trắng của những hàng bạch dương, màu vàng của mùa thu trên đồng lúa trĩu hạt. Nó còn như tiếng lòng hòa đồng tình hữu nghị bốn phương…

Trong ký ức của những người Việt Nam đã hoặc chưa đến đất nước Nga thì tiếng đàn Balalaika cũng đã hòa quyện trong những bài hát Nga quen thuộc như: Bài ca thanh niên sôi nổi, Đỉnh núi Lenin, Chiều hải cảng… và hình ảnh những nghệ sĩ bale đẹp như đàn thiên nga trắng muốt.../.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sao Mai Khánh Ly mở Trung tâm đào tạo âm nhạc
Sao Mai Khánh Ly mở Trung tâm đào tạo âm nhạc

VOV.VN - Đây là trung tâm với mục đích tìm kiếm và phát triển những tài năng âm nhạc ở mọi lứa tuổi.

Sao Mai Khánh Ly mở Trung tâm đào tạo âm nhạc

Sao Mai Khánh Ly mở Trung tâm đào tạo âm nhạc

VOV.VN - Đây là trung tâm với mục đích tìm kiếm và phát triển những tài năng âm nhạc ở mọi lứa tuổi.

Nhạc sĩ gửi tâm tình về vùng lũ miền Trung qua âm nhạc
Nhạc sĩ gửi tâm tình về vùng lũ miền Trung qua âm nhạc

VOV.VN - Ngoài việc ủng hộ vật chất, các nhạc sĩ còn ủng hộ bằng cả tinh thần - đó là những ca khúc được viết nên từ chính cảm xúc của họ.

Nhạc sĩ gửi tâm tình về vùng lũ miền Trung qua âm nhạc

Nhạc sĩ gửi tâm tình về vùng lũ miền Trung qua âm nhạc

VOV.VN - Ngoài việc ủng hộ vật chất, các nhạc sĩ còn ủng hộ bằng cả tinh thần - đó là những ca khúc được viết nên từ chính cảm xúc của họ.

Chương trình Hot Radio - Nơi hội ngộ tình yêu âm nhạc
Chương trình Hot Radio - Nơi hội ngộ tình yêu âm nhạc

VOV.VN - Thân thiện, gần gũi, tâm tình…đó là những từ mà nhiều thính giả dành cho chương trình Hot Radio của VOV3.

Chương trình Hot Radio - Nơi hội ngộ tình yêu âm nhạc

Chương trình Hot Radio - Nơi hội ngộ tình yêu âm nhạc

VOV.VN - Thân thiện, gần gũi, tâm tình…đó là những từ mà nhiều thính giả dành cho chương trình Hot Radio của VOV3.

Tưng bừng ngày hội âm nhạc ABU
Tưng bừng ngày hội âm nhạc ABU

VOV.VN - ABU TV Song Festival 2013 tổ chức tại Hà Nội đã mang đến cho người xem những sắc thái âm nhạc đa dạng.

Tưng bừng ngày hội âm nhạc ABU

Tưng bừng ngày hội âm nhạc ABU

VOV.VN - ABU TV Song Festival 2013 tổ chức tại Hà Nội đã mang đến cho người xem những sắc thái âm nhạc đa dạng.