Nghi lễ cúng tết của người Dao Khâu Sìn Hồ

VOV.VN -Từ đời này sang đời khác, người Dao Khâu ở Sìn Hồ vẫn giữ truyền thống cúng tổ tiên bắt đầu từ ngày 26 tháng chạp để tưởng nhớ công ơn tổ tiên.

Nghi lễ thờ cúng ngày tết của dân tộc Dao Khâu Sìn Hồ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, mà còn thể hiện sự thành kính của con cháu với tổ tiên. Vì thế công tác chuẩn bị và bày trí cho nghi lễ này được đồng bào rất chú ý. 

26 tháng chạp, từ sáng sớm 2 người con của ông Chẻo A Dao ở bản Xăng Tăng Ngai, xã Phăng Xô Lin, huyện Sìn Hồ đã dậy đun nước sôi mổ lợn, buộc sẵn con gà  trống dưới chân bàn thờ, sửa soạn các lễ vật chuẩn bị nghi lễ cúng tết. Còn chủ nhà đã làm nhiệm vụ sửa sang, quét sạch bụi bẩn, rửa sạch khay, ấm, chén trên bàn thờ. Bày biện các lễ vật  để  cúng tết. 

Bữa cơm chiều ba mươi tết có mặt đầy đủ họ hàng để ôn lại những việc đã làm được trong năm. Ảnh: Báo Lai Châu.

Ông Sếnh chủ nhà nói: "Hôm nay gia đình tôi làm nghi lễ cúng Tết, từ sáng sớm tôi cùng các con đã dậy sớm mổ lợn để cúng mời tổ tiên về ăn tết cùng gia đình. Những mong tổ tiên phù hộ độ trì một năm mới ăn nên làm ra, sự nghiệp hanh thông, con cái học hành tiến tới, chở tre cho toàn gia đình mạnh khỏe...”

Lễ vật cúng mời tổ tiên về ăn tết của người Dao Khâu gồm lợn cúng tết được các gia đình chọn nuôi từ nhỏ. Con lợn được làm sạch, để dưới bàn thờ tổ tiên. Sau đó cắt một miếng gan và cuống họng của con lợn đem trần qua nước sôi rồi bày lên bàn thờ để qua tết với ý niệm gia chủ đã có lòng và lời mời; 4 chiếc bánh chưng đen tượng trưng cho bốn mùa no đủ và 42 chiếc bánh dầy tượng trưng cho những viên gạch, thể hiện tấm lòng của con cháu, còn là sự chuẩn bị chu toàn cho tổ tiên mang về sửa sang nhà cửa. Trên bàn thờ phải có 5 chén để rót rượu, hai bát chân hương và không thể thiếu là một bát nước trượng trưng cho cho nước thiêng tổ tiên dùng để sinh hoạt. 

Ngoài ra còn giấy cúng ngày tết hay còn gọi là tiền vàng, tiền âm phủ được người Dao Khâu chuẩn bị kỳ công trước đó rất lâu. Sau khi đã đủ các lễ vật, gia chủ thắp hai cây đèn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, đốt 12 cây hương tượng trưng cho 12 tháng, hai bát hương mỗi bên thắp hai nén, hai cây hương thắp thổ công dưới chân bàn thờ, hai bên cửa đại thắp bốn nén, dưới hiên nhà ở giữa cửa đại thắp hai nén. Sau khi thắp hương xong gia chủ vào bếp, gắp hai hòn than đỏ bằng nhau tượng trưng cho đôi mắt của tổ tiên để trên bát Hồng Lồ Ziên đặt giữa hai bát hương. Sau khi gia chủ thắp hương, người thầy cúng được gia chủ mời về cúng tết cho gia đình, thầy cúng bắt đầu rót rượu và rồi tung hai “miếng Cháo làm bằng gỗ” xin sấp ngửa hỏi tổ tiên đã nhất trí về ăn tết cùng gia đình còn cháu hay chưa.

Sau khi mổ lợn, cúng mời tổ tiên thầy cúng tiếp tục rót rượu và đếm tiền giấy cho tổ tiên. Tiền âm phủ này được đóng dấu hình tròn kính cho tổ tiên cúng biếu người âm phủ, và tiêu xài. Theo quan niệm đồng bào mỗi ngôi mộ là một ngôi nhà, nhưng với người âm có ba hồn bẩy vía thì ba hồn sẽ ở lại âm phủ trông coi nhà, bảy vía sẽ theo hương gạo về ăn tết cùng con cháu. Khi tung ‘cháo’ xin sấp ngửa và tổ tiên đã đồng ý nhận tiền giấy. 

Thầy cúng Tẩn Lềnh Sỉ ở bản Tầm chong, xã Tả Phin cho biết: "Theo quan niệm của người Dao khâu, tổ tiên mất đi mỗi người đều có binh lính, cụ ông có 36 âm binh, cụ bà có 24 âm binh. Trong nghi lễ cúng tết của người Dao khâu không thể thiếu cái “Xị chiên”, với ý nghĩa thu hồi âm binh, mời âm binh của tổ tiên về ăn tết cùng gia đình và ngụ tại đây. Để làm xị chiên ta phải phải chuẩn bị miếng vải trắng vuông góc tượng trưng sự minh bạch, công tâm. Và một bát gạo tẻ, nếu không có túm gạo này thì không thể mời được âm binh của tổ tiên vào nhà ăn tết. Bởi theo tục lệ, người Dao chôn cất người mất có thể ở rất xa, tâm niệm hạt gạo nuôi sống một đời người thì đến khi mất đi người âm cũng sẽ ngửi mùi gạo để tìm về...

Trong tâm của cái xị chiên này nhất thiết phải có một hào bạc trắng cắm theo hướng thẳng đứng vào bát gạo rồi lấy miếng vải trắng buộc lại. Theo quan niệm của người Dao, bạc trắng trong cái xị chiên tượng trưng cho lòng thành, sự ngay thẳng, làm gì cũng có tâm có lòng có dạ, giải quyết mọi việc mới êm xuôi.  Sẽ là một điều kiêng kị khi không có cái xị chiên này, âm binh của tổ tiên sẽ không vào nhà mà hóa giận biến quái thành chó, mèo cắn lợn gà, về sau mùa màng sẽ thất thu”.

Trong nghi lễ, con gà trống đỏ là lễ vật không thể thiếu để cúng gọi âm binh. Âm binh lúc này sẽ quản lý chung, không để xảy ra điều gì kém may trong những ngày tết. Sau khi đã thu âm binh, thầy cúng cầm con gà trống cắt tiết vào hai bát rượu đã được chuẩn bị sẵn, rồi nhổ lông cổ chấm vào tiết trên cổ gà dính lên ba nơi trên bàn thờ, khi xong thầy cúng quay ra cửa đại tiếp tục nhổ hai túm lông cánh dính lên cửa và nhổ lông ức dính xuống giữa ngưỡng cửa đại với ý nghĩa phân định danh giới giữa tổ tiên và các vị thần linh cai quản trong xứ đó. Lúc này thầy cúng quay vào cầm hai bát rượu tiết, chấm, vẩy ba lần về phía thổ công dưới chân bàn thờ và hướng cửa đại để mời thổ công và các vị thần linh cai quản trong xứ đó cùng hưởng lễ vật ngày tết, phù hộ cho toàn gia bình an thịnh vượng.

Thời điểm cúng có thể là trước bữa ăn trưa hay trước bữa tối tùy từng nhà, cúng xong phải duy trì thắp hương, thêm nước, đảm bảo đèn sáng liên tục trong những ngày tết. Trong đêm giao thừa gia chủ thắp hương tiếp tục mời tổ tiên nhận lễ vật được bày trên bàn thờ gồm mâm ngũ quả và hoa đào, nước mới mà con cháu đã đi lấy trong đêm 30 tết. Đến ngày mồng 5 tết gia chủ hạ bốn cái bánh chưng cùng với miếng gan và cuống họng con lợn  ở trên bàn thờ đem luộc lại rồi mời thầy cúng về xin tổ tiên cho gia chủ hóa vàng. Sau đó thầy cúng hạ các lễ vật, mâm ngũ quả, cành đào và hóa tiền giấy, kết thúc ngày tết.                   

Sau khi hóa vàng gia chủ quét sạch rác ở mọi nơi trong nhà rồi hót vào chiếc lu cở mang đổ tại đường rẽ, khi gùi rác đi tay cầm theo ba nén hương và khấn: “ những mong mọi điều sui xẻo, lười nhác theo rác mà đi, năm mới ăn nên làm ra, lợn gà đầy chuồng, một hạt thóc xuống trăm hạt nải mầm, bốn mùa không hạn hán ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng...”

Từ đời này sang đời khác, người Dao Khâu ở Sìn Hồ vẫn giữ truyền thống cúng tổ tiên bắt đầu từ ngày 26 tháng chạp để tưởng nhớ công ơn tổ tiên. Đây là một nét văn hóa có ý nghĩa sâu sắc đối với tộc người Dao Khâu ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu./.      

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Náo nức không khí đón Tết của người Việt ở Odessa
Náo nức không khí đón Tết của người Việt ở Odessa

VOV.VN -Không khí mua sắm Tết cũng tràn ngập các cửa hàng Việt Nam với tấp nập người mua, kẻ bán...

Náo nức không khí đón Tết của người Việt ở Odessa

Náo nức không khí đón Tết của người Việt ở Odessa

VOV.VN -Không khí mua sắm Tết cũng tràn ngập các cửa hàng Việt Nam với tấp nập người mua, kẻ bán...

Tết của người Việt nơi xứ Hoa Anh đào
Tết của người Việt nơi xứ Hoa Anh đào

VOV.VN -Vào thời khắc sắp đến Giao thừa, tâm trí của họ đang hướng về quê hương nơi có những người thân đang chuẩn bị đón Tết.

Tết của người Việt nơi xứ Hoa Anh đào

Tết của người Việt nơi xứ Hoa Anh đào

VOV.VN -Vào thời khắc sắp đến Giao thừa, tâm trí của họ đang hướng về quê hương nơi có những người thân đang chuẩn bị đón Tết.

Khám phá phong tục đón năm mới của người Lự
Khám phá phong tục đón năm mới của người Lự

VOV.VN - Theo người dân tộc Lự (Lai Châu), củi không chỉ là thước đo về giá trị tài sản mà còn thể hiện sự cần cù chịu khó của người phụ nữ Lự.

Khám phá phong tục đón năm mới của người Lự

Khám phá phong tục đón năm mới của người Lự

VOV.VN - Theo người dân tộc Lự (Lai Châu), củi không chỉ là thước đo về giá trị tài sản mà còn thể hiện sự cần cù chịu khó của người phụ nữ Lự.

Chủ tịch nước: Phải tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc
Chủ tịch nước: Phải tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc

(VOV) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã có những ngày đón Tết, vui Xuân đầm ấm.

Chủ tịch nước: Phải tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch nước: Phải tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc

(VOV) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã có những ngày đón Tết, vui Xuân đầm ấm.

Phong tục đón Tết của đồng bào Thái trắng ở Tây Bắc
Phong tục đón Tết của đồng bào Thái trắng ở Tây Bắc

VOV.VN - Năm nào cũng vậy, mỗi khi tết đến xuấn về, đồng bào dân tộc Thái trắng Tây Bắc lại tất bật, náo nhiệt đón năm mới.

Phong tục đón Tết của đồng bào Thái trắng ở Tây Bắc

Phong tục đón Tết của đồng bào Thái trắng ở Tây Bắc

VOV.VN - Năm nào cũng vậy, mỗi khi tết đến xuấn về, đồng bào dân tộc Thái trắng Tây Bắc lại tất bật, náo nhiệt đón năm mới.

Cộng đồng người Việt tại Morocco đón Xuân Ất Mùi 2015
Cộng đồng người Việt tại Morocco đón Xuân Ất Mùi 2015

VOV.VN - Buổi gặp mặt mừng Xuân Ất Mùi tại Morocco diễn ra với chủ đề “Đất nước, con người, văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện”.

Cộng đồng người Việt tại Morocco đón Xuân Ất Mùi 2015

Cộng đồng người Việt tại Morocco đón Xuân Ất Mùi 2015

VOV.VN - Buổi gặp mặt mừng Xuân Ất Mùi tại Morocco diễn ra với chủ đề “Đất nước, con người, văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện”.