Phải kiểm tra ngay việc xâm hại công trình tâm linh thời Lý

Phản ứng từ nhóm các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử là vô cùng bức xúc vì đây không phải lần đầu tiên di tích bị xâm hại dù đã có cảnh báo từ trước.
 

Chỉ sau một ngày, Văn bản số 400/KCH ngày 29/10 của Viện Khảo cổ về việc xâm hại khu vực di tích tâm linh đặc biệt tại lô E khu vực khai quật khảo cổ học Vườn hồng, Hà Nội đã đến tay hầu khắp các đơn vị trong danh sách cần gửi.

Chỉ mới tháng 7 vừa rồi, Hội Khoa học lịch sử phải gửi kiến nghị lên Thủ tướng về việc các hố khảo cổ C, D của Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) ngập nước, tầng văn hóa bị xâm hại. Vậy mà giờ đây, Hội còn nhận thêm được văn bản về hiện trạng nguy hiểm của công trình tâm linh thời Lý quý giá mới xuất lộ. “Tôi đã nhận được văn bản của Viện Khảo cổ và đang xem xét nghiên cứu nên làm gì”, Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, nói.

Công trình tâm linh đặc biệt thời Lý. 

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hà Nội, cũng vô cùng bức xúc. “Đã nói từ rất lâu rồi. Nói một cách lịch sự là người ta không thực hiện cam kết. Còn nói một cách rõ ràng là bội ước. Người ta cứ phá thì sẽ thế nào”, Giáo sư Ngọc nêu vấn đề. Ông Ngọc là người đã lên tiếng rất nhiều về việc các công trình tâm linh có nguy cơ hoặc đã bị xâm hại: cả ở đàn Xã Tắc, cả ở Hoàng thành Thăng Long.

Giáo sư Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản, nói: “Trước hết, phải thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Phải kiểm tra ngay việc thực hiện không đúng ý kiến chỉ đạo này. Thứ hai là, Viện Hàn lâm khoa học với tư cách được Thủ tướng giao chủ trì xây dựng các phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích đó phải có cuộc họp gấp với Bộ VH-TT-DL và cơ quan liên quan, với các nhà khoa học. Họp để đưa ra các giải pháp giải quyết rõ ràng, minh bạch phạm vi bảo vệ mà Thủ tướng đã chỉ đạo. Thủ tướng đã nói rất rõ, cái đó phải bảo tồn tại chỗ để tôn trọng di tích tâm linh thời Lý, lần đầu tiên phát hiện. Di tích đó là hiếm có từ trước đến nay mà thế giới cũng chưa có cái giống hệt. Cho nên phải làm rõ việc đó. Thậm chí cơ quan nào làm trái chỉ đạo của Thủ tướng phải kiểm điểm”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo vật quốc gia bị xâm hại: Địa phương thừa nhận sai
Bảo vật quốc gia bị xâm hại: Địa phương thừa nhận sai

VOV.VN - Sở VHTT&DL Hà Nam khẳng định không có chủ trương "làm sạch" bia Sùng Thiện Diên Linh và thừa nhận bia bị xâm hại và đây là một việc làm sai.

Bảo vật quốc gia bị xâm hại: Địa phương thừa nhận sai

Bảo vật quốc gia bị xâm hại: Địa phương thừa nhận sai

VOV.VN - Sở VHTT&DL Hà Nam khẳng định không có chủ trương "làm sạch" bia Sùng Thiện Diên Linh và thừa nhận bia bị xâm hại và đây là một việc làm sai.

Xâm hại Bảo vật QG bia chùa Đọi: Trăm dâu đổ đầu... thợ xây?
Xâm hại Bảo vật QG bia chùa Đọi: Trăm dâu đổ đầu... thợ xây?

VOV.VN -Sau khi lập đoàn kiểm tra, Sở khẳng định thông tin VOV online đưa là đúng và cho biết sẽ có hình thức xử lý thích đáng đúng Luật

Xâm hại Bảo vật QG bia chùa Đọi: Trăm dâu đổ đầu... thợ xây?

Xâm hại Bảo vật QG bia chùa Đọi: Trăm dâu đổ đầu... thợ xây?

VOV.VN -Sau khi lập đoàn kiểm tra, Sở khẳng định thông tin VOV online đưa là đúng và cho biết sẽ có hình thức xử lý thích đáng đúng Luật

Bị xâm hại: Di tích tâm linh ngàn năm ở Ba Đình kêu cứu
Bị xâm hại: Di tích tâm linh ngàn năm ở Ba Đình kêu cứu

VOV.VN -Viện Khảo cổ học vừa có Văn bản số 400/KCH gửi Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành, cơ quan liên quan về công trình tâm linh đặc biệt bị xâm hại.

Bị xâm hại: Di tích tâm linh ngàn năm ở Ba Đình kêu cứu

Bị xâm hại: Di tích tâm linh ngàn năm ở Ba Đình kêu cứu

VOV.VN -Viện Khảo cổ học vừa có Văn bản số 400/KCH gửi Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành, cơ quan liên quan về công trình tâm linh đặc biệt bị xâm hại.

Thành cổ Châu Sa bị xâm hại do chính quyền "bật đèn xanh"?
Thành cổ Châu Sa bị xâm hại do chính quyền "bật đèn xanh"?

VOV.VN - Trong thời gian ngắn, xã Tịnh Châu đã cấp tốc hoàn thành việc san lấp hào thành của Thành cổ Châu Sa để xây dựng khu tái định cư.

Thành cổ Châu Sa bị xâm hại do chính quyền "bật đèn xanh"?

Thành cổ Châu Sa bị xâm hại do chính quyền "bật đèn xanh"?

VOV.VN - Trong thời gian ngắn, xã Tịnh Châu đã cấp tốc hoàn thành việc san lấp hào thành của Thành cổ Châu Sa để xây dựng khu tái định cư.