Phát ấn đền Trần ở Thanh Hóa để “phục vụ người dân“?

Đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa nhấn mạnh, việc phát ấn tại đền Trần Hưng Đạo là để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Sở VHTT Thanh Hoá vừa có báo cáo gửi Bộ VHTT&DL về vấn đề phát ấn tại đền Trần Hưng Đạo ở địa phương này.

Theo Sở VHTT&DL Thanh Hóa, việc phát ấn hoàn toàn xuất phát từ mục đích nhằm đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của nhân dân, du khách.

Lá ấn ở đền Trần Hưng Đạo, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.

Theo đó, để tránh tình trạng lộn xộn như nhiều năm trước, từ năm 2010, chính quyền địa phương cùng với Ban quản lý di tích đã chủ động chuẩn bị vải màu vàng để đóng 3 ấn phục vụ nhân dân địa phương, du khách khi có nhu cầu.

Được biết, trong dịp xuân Kỷ Hợi, đã có khoảng 10.000 lá ấn  được phát ra cho người dân và khách thập phương đến dự lễ.

Trong công văn báo cáo Bộ VHTT&DL, Sở VHTT&DL Thanh Hóa khẳng định, tục lệ xin ấn tại Đền thờ Trần Hưng Đạo có từ xa xưa. Hàng năm, vào đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng âm lịch, chính quyền sở tại và thủ từ làm lễ đóng ấn vào giấy bản (vải).

"Sau khi làm lễ khai ấn, nhân dân trong làng đến đền để xin ấn về nhà với niềm tin nhờ uy linh của Đức Thánh Trần ban cho sức khỏe, may mắn, bình an, hạnh phúc, tránh rủi ro trong năm cho các thành viên trong gia đình, dòng tộc, làng xã, quê hương".

Đền thờ Trần Hưng Đạo, Hà Trung, Thanh Hóa. Ảnh: D.T.

Qua thời gian, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng cao, đền thờ Trần Hưng Đạo được đầu tư tu bổ, tôn tạo, phục hồi ngày càng khang trang hơn.

Bên cạnh đó, các phong tục tập quán, nghi thức thờ cúng tại đền thờ Trần Hưng Đạo cũng dần được phục hồi, phục dựng và phát triển; có sức ảnh hưởng lan rộng, đã vượt ra khỏi phạm vi làng xã, thu hút đông đảo nhân dân các vùng lân cận đến tham dự. Trong đó, có tục lệ xin ấn cầu sức khỏe, may mắn, bình an.

Trước đó, vào ngày 26.2, sau khi có thông tin phản ánh trên báo chí về việc phát ấn tại đền Trần Hưng Đạo, huyện Hà Trung, Thanh Hóa, Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ VHTT&DL) đã đề nghị Sở VHTT&DL Thanh Hóa kiểm tra và báo cáo./.

Dù đã có báo cáo, việc phát ấn tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền thờ Trần Hưng Đạo ở Thanh Hóa vẫn gây nên những tranh cãi.

Theo chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, việc phát ấn đền Trần lâu nay gắn liền với đền Bảo Lộc ở Nam Định. Việc thêm một “địa chỉ” phát ấn dễ gây nên các hiện tượng biến tướng, trong đó không loại trừ việc lạm dụng tín ngưỡng để kinh doanh, trục lợi.

Ông Vĩ cho hay, cần phân biệt việc đáp ứng tín ngưỡng của người dân với hoạt động kinh doanh trá hình. “Phát ấn hay ban ấn là không sai nhưng không được dung túng cho sự mê tín, bất chấp tất cả để trục lợi”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai ấn Đền Trần 2019: Vẫn chen nhau không lối thoát lúc 0 giờ sáng
Khai ấn Đền Trần 2019: Vẫn chen nhau không lối thoát lúc 0 giờ sáng

VOV.VN - Ngay sau lễ khai ấn, hàng vạn người dân cùng du khách đổ về phía bên trong Đền Trần làm lễ khiến cho khu vực này trở nên chật cứng.

Khai ấn Đền Trần 2019: Vẫn chen nhau không lối thoát lúc 0 giờ sáng

Khai ấn Đền Trần 2019: Vẫn chen nhau không lối thoát lúc 0 giờ sáng

VOV.VN - Ngay sau lễ khai ấn, hàng vạn người dân cùng du khách đổ về phía bên trong Đền Trần làm lễ khiến cho khu vực này trở nên chật cứng.

Chờ xin ấn Đền Trần: Suốt đêm xếp hàng, xí chỗ
Chờ xin ấn Đền Trần: Suốt đêm xếp hàng, xí chỗ

VOV.VN - Trong lúc chờ đến thời điểm BTC phát ấn Đền Trần lúc 5h sáng 19/2, nhiều người dân và du khách đã xếp hàng trước sân Thiên Trường để xí chỗ.

Chờ xin ấn Đền Trần: Suốt đêm xếp hàng, xí chỗ

Chờ xin ấn Đền Trần: Suốt đêm xếp hàng, xí chỗ

VOV.VN - Trong lúc chờ đến thời điểm BTC phát ấn Đền Trần lúc 5h sáng 19/2, nhiều người dân và du khách đã xếp hàng trước sân Thiên Trường để xí chỗ.