Rực rỡ Lễ hội truyền thống đình Nhật Tân

VOV.VN -Lễ hội đình làng Nhật Tân được nhân dân tổ chức hàng năm để tưởng nhớ hồng ân của các vị thánh thần và Uy Linh Đức Đại Vương Trần Linh Lang.

Ngày 29/3 (Tức ngày 10 tháng 2 Âm lịch) Nhân dân Làng Nhật Tân (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Đại lễ rước thần kỷ niệm 750 năm Đản thần Uy đô Đại vương Trần Linh Lang ( 1265 – 2015) tại Đình Nhật Tân.

Đình Nhật Tân xưa được gọi là điện Nhật Chiêu, đến triều Khải Định, đổi thành Nhật Tân. Đình thờ đức Thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang (Uy Linh Lang) là con bà Chính Cung Minh Đức Hoàng Hậu, Uy Linh Lang là người nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, xa gần đều biết tiếng.

Đức Thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang (Uy Linh Lang) giáng kiệu. 

Đến thời Trần Nhân Tông, giặc Nguyên Mông đem 40 vạn quân, do tướng giặc là Toa Đô cầm đầu tiến đánh nước ta. Ông dâng biểu, xin vua cha được đi đánh giặc và viết bài hịch truyền kêu gọi, được nhân dân nô nức hưởng ứng. Ông thành lập đội quân xưng là “Thiên tử quân”, tiến đánh quân Nguyên và đại thắng. Giặc tan, Vua phong Ông là Dâm Đàm Đại Vương (Đại Vương Hồ Tây). Ông mất vào giờ Ngọ ngày 8/8 năm Canh Tý (1300). Vua thương tiếc cho xây đền tại chỗ ông mất để nhân dân hương khói phụng thờ và gọi là đền Nhật Chiêu, sắc phong là Hiển Minh Đức.

Để tưởng nhớ công lao của Uy Linh Lang, nhân dân làng Nhật Tân làm lễ tế vào ngày 10/2 âm lịch hàng năm. Năm nay, Làng Nhật Tân đã tổ chức Đại lễ rước  Thần xuất cung. 

Lễ rước được cả làng tham gia gồm nhiều khối rước dài gần 2 km. Đoàn rước gồm 9 kiệu, đi đầu là đội kiệu Long đình thờ thần linh công đồng Thánh đế, sau rước đức Uy đô Đại Vương, tiếp là đội rước Thánh Mẫu Chính Cung Minh Đức, đội rước đức Thánh Bạch Giáp, Hoàng Giáp, Hắc Giáp, Thanh Giáp, Chu Giáp, Tử Giáp. Cuối cùng là kiệu rước nước do các thiếu nữ tuổi từ 15 - 18 đảm nhiệm.

Đoàn rước chuẩn bị ra bãi sông Hồng để lấy nước về dâng lên thành hoàng làng

Đoàn rước đi từ đình ra cung Nhật Tân, ngoài bãi sông Hồng (nơi sinh ra Đại Vương). Đội rước nước đi ra sông, lên thuyền và lấy nước ở giữa ngã ba tiếp giáp của ba con sông. Nước lấy về được dâng lên thành hoàng làng, cầu mong quốc thái dân an.

Trước đó vào ngày 8,9 tháng 2 Âm lịch, tại đình Nhật Tân đã tổ chức khai hội với lễ tế yết và lễ bao sái tượng. Sau đó, nhân dân và khách thập phương vào làm lễ dâng hương. Buổi tối diễn ra lễ tuyên dương các con em thi đỗ, khoa bảng, những gia đình sống có nề nếp gia phong, có công với đất nước. Điểm đặc biệt tại lễ hội truyền thống Đình làng Nhật tân là tổ chức lễ phóng noãn vào lúc nửa đêm trên sông Hồng.

Lễ hội đình Nhật Tân mang đậm nét văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc, thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với vị Đức Đại vương Uy Linh Lang có công với nước với dân, dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc./.

Một số hình ảnh khác của Lễ hội truyền thống đình Nhật Tân:

Nhân dân rước Đại vương từ trong cung ra giáng kiệu.

Đội kiệu chuẩn bị cung nghinh rước các Đức Đại vương.

Đoàn rước gồm 9 kiệu, đi đầu là đội kiệu Long đình thờ thần linh công đồng Thánh đế.
Kiệu Mẫu do các thiếu nữ mặc áo đỏ rước.
Kiệu rước một trong sáu vị đại vương.
Đội cờ Tổ quốc đi trước.
Đội múa rồng.
Đội múa sinh tiền.
Đội tiên đồng ngọc nữ.
Quanh cảnh lấy nước trên sông Hồng.
Đội rước kiệu nước về đình.
Đoàn người tham gia lễ rước.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người Ma Coong tưng bừng trong lễ hội đập trống
Người Ma Coong tưng bừng trong lễ hội đập trống

VOV.VN -Tối 6/3, tại bản Cà Roòng 1, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình diễn ra lễ hội đập trống truyền thống của đồng bào Ma Coong.

Người Ma Coong tưng bừng trong lễ hội đập trống

Người Ma Coong tưng bừng trong lễ hội đập trống

VOV.VN -Tối 6/3, tại bản Cà Roòng 1, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình diễn ra lễ hội đập trống truyền thống của đồng bào Ma Coong.

Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5
Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5

VOV.VN - Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khai mạc đánh giá cao những đóng góp của ngành cà phê vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5

Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5

VOV.VN - Đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khai mạc đánh giá cao những đóng góp của ngành cà phê vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á
Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á

VOV.VN - Những tiết mục múa đương đại đặc sắc như “Phượng hoàng”, “Mùa đom đóm”, “Chim Công” được giới thiệu lại Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á.

Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á

Múa đương đại Việt Nam đến với Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á

VOV.VN - Những tiết mục múa đương đại đặc sắc như “Phượng hoàng”, “Mùa đom đóm”, “Chim Công” được giới thiệu lại Lễ hội chợ đêm ASEAN – Đông Nam Á.

Đặc sắc lễ hội Tú Tỉ dân tộc Giấy ở Lai Châu
Đặc sắc lễ hội Tú Tỉ dân tộc Giấy ở Lai Châu

VOV.VN -Lễ hội Tú Tỉ là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Lai Châu, và là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

Đặc sắc lễ hội Tú Tỉ dân tộc Giấy ở Lai Châu

Đặc sắc lễ hội Tú Tỉ dân tộc Giấy ở Lai Châu

VOV.VN -Lễ hội Tú Tỉ là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Lai Châu, và là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới
Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới

VOV.VN - Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và quan trọng của người dân ven biển, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa.

Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới

Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới

VOV.VN - Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và quan trọng của người dân ven biển, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa.

19.000 người mặc áo dài đến tham dự Lễ hội Áo dài
19.000 người mặc áo dài đến tham dự Lễ hội Áo dài

VOV.VN - Trong 2 ngày diễn ra Lễ hội đã có 42.000 lượt khách đến tham gia, trong đó có 19.000 khách mặc trang phục áo dài.

19.000 người mặc áo dài đến tham dự Lễ hội Áo dài

19.000 người mặc áo dài đến tham dự Lễ hội Áo dài

VOV.VN - Trong 2 ngày diễn ra Lễ hội đã có 42.000 lượt khách đến tham gia, trong đó có 19.000 khách mặc trang phục áo dài.