"Sân khấu phía Bắc thiếu tác phẩm gắn với đời sống"

(VOV) - Dường như nghệ thuật sân khấu đang không tỏ rõ sự cuốn hút, hấp dẫn của mình bằng những tác phẩm hiện hành.

Không chỉ trong dịp Tết sân khấu phía Nam mới rộn rã, sôi động hơn sân khấu phía Bắc, mà trong những năm gần đây, các đơn vị sân khấu ở TP HCM đã làm tốt được công việc giữ chân khán giả thường xuyên đến với nhà hát của họ. Liệu phải chăng các nhà hát ở phía Bắc ít năng động, ít đổi mới, hay sân khấu còn thiếu vắng những tác phẩm thực sự gắn bó với đời sống hôm nay?

Phóng viên VOV phỏng vấn ông Trương Nhuận - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ về vấn đề này:

P.V: Thưa ông, hiện nay người ta vẫn có sự so sánh giữa sân khấu phía Nam với sân khấu phía Bắc. Là một người làm công tác quản lý khá lâu năm của Nhà hát Tuổi trẻ, ông có thể lý giải tại sao sân khấu phía Bắc chưa có sự sôi động như thế?

Ông Trương Nhuận: Tôi nghĩ như thế này, về góc độ nào đó muốn hay không muốn thì sân khấu đòi hỏi phải có khán giả và công chúng. Đối với sân khấu phía Nam có sự phát triển sôi động hơn vì công chúng yêu thích loại hình này đang được phát triển và có nhu cầu thực sự.

Còn đối với sân khấu phía Bắc, thì dường như công chúng đang bị phai nhạt và thưa vắng hơn. Theo tôi nghĩ, dường như nghệ thuật sân khấu đang không tỏ rõ sự cuốn hút, hấp dẫn của mình bằng những tác phẩm hoặc là gắn bó với đời sống xã hội, hoặc là có thể thu hút khán giả bằng những vấn đề đặt ra. Vì thế, theo tôi nghĩ, muốn thu hút khán giả đến với sân khấu thì cũng phải đòi hỏi có những vở diễn hấp dẫn, hoặc có những vở diễn có thông điệp xã hội gắn bó với đời sống hôm nay.

Ông Trương Nhuận - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ

Nhà hát Tuổi trẻ cũng có những trăn trở rằng nếu mình không làm ra được những vở diễn có giá trị nghệ thuật và hấp dẫn, thì mình sẽ đánh mất một lượng khán giả rất lớn mà mình đã có trong nhiều năm qua. Vừa rồi, khi chúng tôi phục dựng lại vở "Lời thề thứ 9" của tác giả Lưu Quang Vũ, thì vẫn thấy khán giả ngấm từng lời, vỗ tay trong từng câu thoại, từng cảnh diễn.

Người nghệ sĩ diễn trên sân khấu họ cũng rất thăng hoa và cảm thấy thực sự là những người được sống trong bối cảnh của sân khấu hàng chục năm trước đây. Điều đó có nghĩa, một yếu tố rất quan trọng là sân khấu đang thiếu những kịch bản thực sự gắn bó với đời sống và hấp dẫn được khán giả.

P.V: Có nghĩa như chúng ta hay nói vui, "Bao giờ cho đến ngày xưa". Rõ ràng chúng ta đang thiếu vắng kịch bản hay và đạo diễn giỏi ?

Ông Trương Nhuận: Tôi nghĩ ngay cả đạo diễn cũng đang có sự hẫng hụt. Bởi vì thế hệ đạo diễn tài danh như Doãn Hoàng Giang, Phạm Thị Thành, Xuân Huyền và Lê Hùng thì đã bước vào tuổi 60. Nhưng thế hệ kế cận vẫn còn đang có sự hẫng hụt. Những Chí Trung, Anh Tú, Lan Hương, Lê Khanh, Hoàng Dũng và một số đạo diễn trẻ khác chưa được thử sức nhiều. Cho nên về một góc độ nào đó tôi nghĩ cũng cần phải có thời gian để cho sự định hình của một thế hệ trẻ hiện nay nắm các vở diễn ở các nhà hoặc với công chúng.

Nhưng còn một yếu tố khác tôi cũng  phải thú thật là trong thời buổi mà các phương tiện nghe nhìn giải trí nhiều như hiện nay. Chỉ bật truyền hình cáp có tới 100 kênh giải trí, với hàng chục bộ phim, hàng chục vở diễn trong cùng một lúc, thì sân khấu không có cái gì mới, không tạo được cú đột phá, không có cái gì thực sự gắn với đời sống để người ta quan tâm đến xem, hoặc khác lạ đi chẳng hạn, thì cũng khó mà thu hút được khán giả đến với các nhà hát.

P.V: Như ông vừa phân tích thì rõ ràng sân khấu của chúng ta chưa thực sự là hơi thở của đời sống. Vậy theo ông, tại sao chúng ta biết điều đó mà lại không khắc phục được?

Ông Trương Nhuận: Không phải là không thể khắc phục được mà chúng tôi vẫn đang khắc phục và đang làm. Chúng tôi cũng có nhiều chiến lược phát triển khán giả. Nếu như không phải tại rạp thì chúng tôi mở rộng các điểm diễn ra ở trong thành phố Hà Nội. Ví dụ như là Nhà văn hóa Thanh niên, rạp công nhân, đưa khán giả đến nhà hát Lớn, rồi đi lưu diễn ở các địa phương.

Cảnh trong vở "Lời thề thứ 9" của Nhà hát Tuổi trẻ (ảnh: internet)

Tôi có thể tự hào là Nhà hát Tuổi trẻ là nhà hát duy nhất ở nước này có 4 đoàn nghệ thuật biểu diễn gần như xuyên Việt và được khán giả đón nhận. Cho nên chúng ta đừng bó buộc ở phạm vi một rạp hát, trong một địa điểm, mà phải đa dạng hóa sản phẩm của mình, đồng thời có một chiến lược phát triển khán giả, nuôi khán giả trong tương lai. Điều này thì chúng tôi đang thực hiện một cách đồng bộ, trong nhiều năm.

Nếu không quan tâm đến chiến lược phát triển khán giả thì nhiều loại nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, cải lương đã mất hoàn toàn khách ở thành phố. Đấy chính là do chưa có chiến lược phát triển khán giả. Việc xây dựng này đòi hỏi cần có một chiến lược lâu dài, cần có thời gian quảng bá, phát triển, giới thiệu, dạy cả khán giả cách thưởng thức các tác phẩm sân khấu.

P.V: Thời gian vừa qua, Nhà hát Tuổi trẻ đã cho ra đời Câu lạc bộ khán giả sân khấu. Đây cũng là hình thức kéo khán giả đến với sân khấu?

"Chúng tôi cố gắng xây dựng những chương trình khác nhau đáp ứng nhu cầu thưởng thức đầu Xuân của khán giả. Ngoài ra chúng tôi cũng có những vở diễn tâm lý xã hội như: Mùa yêu đương, Nhà Ô-sin, Lời thề thứ 9. Chúng tôi có lịch định kỳ để phục vụ cho những khán giả yêu sân khấu... - ông Trương Nhuận, Giám đốc NH Tuổi trẻ

Ông Trương Nhuận: Vâng. Việc thành lập Câu lạc bộ khán giả sân khấu là một ý tưởng của nghệ sĩ Chí Trung- Trưởng Đoàn kịch 2. Thực ra thì từ 10 năm trước, Nhà hát Tuổi trẻ cũng đã từng có Câu lạc bộ khán giả sân khấu. Vì nhiều điều kiện khách quan, xao nhãng, bây giờ chúng tôi phục hồi lại, với tiêu chí tìm đến những khán giả đích thực, trung thành và tiềm năng với sân khấu, cùng có tình cảm yêu thích sân khấu, để dần dần lan tỏa, nhân rộng khán giả yêu sân khấu trung thành nhất. Đó là bước chúng tôi đang đi để khôi phục lại và phát triển khán giả của sân khấu kịch nói.

P.V: Trong thời gian vừa qua, theo sự quan sát của chúng tôi thì Nhà hát Tuổi trẻ đã lấy ngắn để nuôi dài. Đó là làm hài, làm nhiều loại hình khác nhau, để lấy đó đầu tư cho chính kịch. Đó phải chăng là cách thức đa dạng phương thức hoạt động của mình, để hướng tới mục tiêu là có những tác phẩm được công chúng đón nhận?

Ông Trương Nhuận: Thật ra thì theo tôi, hài kịch hay, chính kịch hay bao giờ cũng thu hút được khán giả. Nhưng có một thực tế chúng ta không phủ nhận: cái thưởng thức hài kịch là một nhu cầu rất lớn của công chúng, đặc biệt là công chúng thành phố. Từ chương trình hài kịch "Đời cười" đầu tiên cách đây 12 năm cho tới hiện nay, chúng tôi đã có trên 20 chương trình hài kịch và đã thu hút hàng triệu khán giả xem hài kịch.

Muốn hay không muốn thì chúng ta phải thừa nhận một điều là nhu cầu xem hài kịch là có thật và hài kịch thật hay cũng không khác gì chính kịch thật hay. Chỉ có điều về mặt thị hiếu phải cố gắng sự cân bằng, để những vở diễn chính kịch, những vở diễn mang thông điệp xã hội lớn, tạo sự đồng cảm, sự cảm nhận của khán giả về những tác động của xã hội trong những vở diễn ấy là cái chúng tôi ưu tiên hơn, để xây dựng nó trở thành nền tảng chính trong đường hướng phát triển nghệ thuật của mình.

P.V: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lộ kịch bản Táo quân 2013 trên facebook?
Lộ kịch bản Táo quân 2013 trên facebook?

Giữ "bí mật" với phóng viên, nhưng thông tin về kịch bản và việc tập luyện Táo quân 2013 lại do chính các diễn viên hé lộ trên facebook.

Lộ kịch bản Táo quân 2013 trên facebook?

Lộ kịch bản Táo quân 2013 trên facebook?

Giữ "bí mật" với phóng viên, nhưng thông tin về kịch bản và việc tập luyện Táo quân 2013 lại do chính các diễn viên hé lộ trên facebook.

Công diễn nhạc kịch "Hạc đêm" của Nhật Bản tại Hà Nội
Công diễn nhạc kịch "Hạc đêm" của Nhật Bản tại Hà Nội

(VOV) - Vở nhạc kịch là một câu chuyện buồn về tình yêu vì sự tham lam mà người chồng đã đánh mất đi tình yêu của người vợ.

Công diễn nhạc kịch "Hạc đêm" của Nhật Bản tại Hà Nội

Công diễn nhạc kịch "Hạc đêm" của Nhật Bản tại Hà Nội

(VOV) - Vở nhạc kịch là một câu chuyện buồn về tình yêu vì sự tham lam mà người chồng đã đánh mất đi tình yêu của người vợ.

Nhà hát Kịch Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập
Nhà hát Kịch Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập

(VOV) - Ngày 28/12, Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhì.

Nhà hát Kịch Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập

Nhà hát Kịch Việt Nam kỷ niệm 60 năm thành lập

(VOV) - Ngày 28/12, Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhì.

Giành giải Quả cầu Vàng, Anne Hathaway lấn sân sang kịch
Giành giải Quả cầu Vàng, Anne Hathaway lấn sân sang kịch

(VOV) - Yêu mến các vở kịch kinh điển của Shakespeare, Anne Hathaway muốn thửa sức mình với các vai diễn trong vở kịch của ông.

Giành giải Quả cầu Vàng, Anne Hathaway lấn sân sang kịch

Giành giải Quả cầu Vàng, Anne Hathaway lấn sân sang kịch

(VOV) - Yêu mến các vở kịch kinh điển của Shakespeare, Anne Hathaway muốn thửa sức mình với các vai diễn trong vở kịch của ông.

Thủ tướng xem kịch "Lời thề thứ chín"
Thủ tướng xem kịch "Lời thề thứ chín"

“Lời thề thứ chín” là vở diễn đặc sắc về đề tài đấu tranh với hiện tượng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ có chức quyền tha hóa.

Thủ tướng xem kịch "Lời thề thứ chín"

Thủ tướng xem kịch "Lời thề thứ chín"

“Lời thề thứ chín” là vở diễn đặc sắc về đề tài đấu tranh với hiện tượng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ có chức quyền tha hóa.