Tác gia võ hiệp huyền thoại Kim Dung qua đời ở tuổi 94

Nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung vừa qua đời vào ngày 30/10 tại Hong Kong (Trung Quốc).

Apple Daily News cho biết nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung, qua đời tại bệnh viện Hong Kong sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Con rể của ông là Ng Wai Cheong xác nhận thông tin này với South China Morning Post vào tối cùng ngày.

Kim Dung sinh năm 1924 tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) trong một gia tộc khoa bảng với ông cố là nhà thơ nổi tiếng còn ông nội là tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô.

Nhà văn Kim Dung, tên thật là Tra Lương Dung đã qua đời vào ngày 30/10.

Ông là tác giả tiểu thuyết võ hiệp xuất sắc nhất thế kỷ 20, được mệnh danh là "Võ lâm minh chủ" về sách kiếm hiệp. Ông cũng là người sáng lập tờ Minh Báo nổi tiếng tại Hong Kong.

Các cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất của ông có "Anh Hùng Xạ Điêu", "Thần Điêu Đại Hiệp", "Ỷ Thiên Đồ Long Ký", "Lộc Đỉnh Ký", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Thiên Long Bát Bộ"...

Ông được coi là một trong những nhà báo, nhà văn và nhân vật mang tầm ảnh hưởng xã hội lớn nhất tại Trung Quốc và cộng đồng người nói tiếng Hoa nhiều thập niên qua. Ông cho ra mắt tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên của mình, "Thư Kiếm Ân Cừu Lục" trên tờ New Evening Post vào năm 1955 với bút danh Kim Dung.

Tác phẩm lập tức gặt hái thành công vang dội. Ông tiếp tục cho ra đời 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp khác, với tác phẩm cuối cùng là "Lộc Đỉnh Ký" vào năm 1972.

Sau khi hoàn thành các tác phẩm của mình, Kim Dung đã có lần ngâm tên tựa đề 14 bộ thành hai câu thất ngôn nổi tiếng: "Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc/Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên" (Dịch nghĩa: Tuyết bay đầy trời bắn (nhìn) hươu trắng/Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh).

Các tiểu thuyết của ông được độc giả trên khắp thế giới đón nhận, là nguồn cảm hứng cho vô số tác phẩm điện ảnh, chương trình phát thanh cho đến trò chơi điện tử, tạo ra một làn sóng văn hóa đặc trưng của Hong Kong trong nhiều thập niên.

Nhà văn Kim Dung hội kiến với ông Đặng Tiểu Bình. 

Ông nằm trong số những nhà văn Trung Quốc có tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại. Sách của ông đã được in hơn 300 triệu bản và được bán khắp nơi trên thế giới.

Sau khi kết thúc những bộ truyện kiếm hiệp cuối cùng vào thập niên 1970, Kim Dung bắt tay chỉnh sửa lại nhiều tác phẩm trước đó của mình. Ông tiếp tục tung hoành trong làng văn chương võ hiệp Trung Quốc với hàng loạt tác phẩm tái bản từ năm 1999 cho đến khi thật sự gác bút vào năm 2006, theo Taiwan News.

Ngoài sự nghiệp văn học đồ sộ, ông còn nổi tiếng với vai trò người sáng lập ra tờ Minh Báo của Hong Hong vào năm 1959, giữa vị trí tổng biên tập cho đến khi về hưu vào năm 1989 khi đã quá nửa lục tuần.

Kim Dung tốt nghiệp Đại học Luật Tô Châu vào năm 1948 và có ý định làm nhà ngoại giao.

Để trang trải chi phí cho việc học, ông bắt đầu làm báo và phiên dịch vào năm 1947 cho tờ Đại Công Báo ở Thượng Hải. Đến năm 1948, ông chuyển đến làm việc tại văn phòng của tờ báo ở Hong Kong./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Muộn còn hơn không” – nhân đọc tiểu thuyết “Rừng đói”
“Muộn còn hơn không” – nhân đọc tiểu thuyết “Rừng đói”

VOV.VN - Rừng chứng kiến nhũng cơn đói của lính và chứng kiến họ vươn lên “không kêu đói nữa”. Chỉ còn "rừng đói”.

“Muộn còn hơn không” – nhân đọc tiểu thuyết “Rừng đói”

“Muộn còn hơn không” – nhân đọc tiểu thuyết “Rừng đói”

VOV.VN - Rừng chứng kiến nhũng cơn đói của lính và chứng kiến họ vươn lên “không kêu đói nữa”. Chỉ còn "rừng đói”.

Tiểu thuyết “Bảo kiếm và Giai nhân“: Một góc nhìn mới về lịch sử
Tiểu thuyết “Bảo kiếm và Giai nhân“: Một góc nhìn mới về lịch sử

VOV.VN - Bùi Anh Tấn mang đến một câu chuyện dựa trên những nhân vật có thật trong lịch sử như: Thái hậu Dương Vân Nga, Tướng quân Lê Hoàn...

Tiểu thuyết “Bảo kiếm và Giai nhân“: Một góc nhìn mới về lịch sử

Tiểu thuyết “Bảo kiếm và Giai nhân“: Một góc nhìn mới về lịch sử

VOV.VN - Bùi Anh Tấn mang đến một câu chuyện dựa trên những nhân vật có thật trong lịch sử như: Thái hậu Dương Vân Nga, Tướng quân Lê Hoàn...

Vụ cảnh nóng trong tiểu thuyết: Sách được giải quốc gia cần chuẩn mực
Vụ cảnh nóng trong tiểu thuyết: Sách được giải quốc gia cần chuẩn mực

VOV.VN - Xét theo tính giáo dục chân- thiện- mỹ, nội dung của tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt” đã không thể đáp ứng.

Vụ cảnh nóng trong tiểu thuyết: Sách được giải quốc gia cần chuẩn mực

Vụ cảnh nóng trong tiểu thuyết: Sách được giải quốc gia cần chuẩn mực

VOV.VN - Xét theo tính giáo dục chân- thiện- mỹ, nội dung của tiểu thuyết “Chim ưng và chàng đan sọt” đã không thể đáp ứng.

Tiểu thuyết "Chim ưng và chàng đan sọt" có nhiều chi tiết sex thô tục
Tiểu thuyết "Chim ưng và chàng đan sọt" có nhiều chi tiết sex thô tục

"Chim ưng và chàng đan sọt" của nhà văn Bùi Việt Sỹ được trao giải C Sách hay quốc gia đang bị phản ứng dữ dội vì có nhiều chi tiết tả cảnh sex thô tục.

Tiểu thuyết "Chim ưng và chàng đan sọt" có nhiều chi tiết sex thô tục

Tiểu thuyết "Chim ưng và chàng đan sọt" có nhiều chi tiết sex thô tục

"Chim ưng và chàng đan sọt" của nhà văn Bùi Việt Sỹ được trao giải C Sách hay quốc gia đang bị phản ứng dữ dội vì có nhiều chi tiết tả cảnh sex thô tục.

Charlie Nguyễn nhiều ngày mất ngủ khi lần đầu làm phim từ tiểu thuyết
Charlie Nguyễn nhiều ngày mất ngủ khi lần đầu làm phim từ tiểu thuyết

VOV.VN - Charlie Nguyễn gác lại tất cả các dự án trước đó đã công bố để dành cho "Chàng vợ của em" vì sợ bị lỡ nhịp cảm hứng, bởi anh quá đỗi háo hức.

Charlie Nguyễn nhiều ngày mất ngủ khi lần đầu làm phim từ tiểu thuyết

Charlie Nguyễn nhiều ngày mất ngủ khi lần đầu làm phim từ tiểu thuyết

VOV.VN - Charlie Nguyễn gác lại tất cả các dự án trước đó đã công bố để dành cho "Chàng vợ của em" vì sợ bị lỡ nhịp cảm hứng, bởi anh quá đỗi háo hức.