Thảm đỏ cho văn hóa ngoại: Cảnh báo sức mạnh mềm

Chuyên gia cảnh báo, nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực từ những sản phẩm văn hóa ngoại nhập sẽ rất nguy hiểm.

Lùm xùm từ bộ phim Cuties

Ra mắt từ 9/9, bộ phim chiếu mạng Cuties (tạm dịch: Vũ công nhí đáng yêu) là nguyên nhân của trào lưu "Cancel Netflix" (tẩy chay Netflix) trên mạng xã hội. Nhiều khán giả, nhất là các phụ huynh, cho rằng phim đã đi quá xa trong việc thể hiện hình ảnh trẻ em.

Tại Mỹ, không chỉ dư luận mà một số nghị sỹ quốc hội đã lên tiếng kêu gọi Netflix cân nhắc gỡ bỏ bộ phim Pháp, thậm chí yêu cầu Bộ Tư pháp vào cuộc điều tra xem phim có vi phạm pháp luật về hành vi khiêu dâm trẻ em hay không.

Dù Netflix Việt Nam có chiếu bộ phim Cuties, song dường như những lùm xùm xung quanh bộ phim này lại không gây nên một sự xáo động lớn nào tại Việt Nam. Điều này còn ngạc nhiên hơn khi thời gian qua liên tiếp phải ghi nhận những vụ việc xâm hại trẻ em và đây là một vấn đề cấp thiết tới mức hồi tháng 5/2020, Quốc hội đã tiến hành giám sát cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Theo LS Trương Xuân Tám, Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, văn hóa và lối sống của phương Tây "thoáng" hơn Việt Nam rất nhiều, nên việc khán giả nhiều nước phản đối Cuties chứng tỏ bộ phim này đã vượt quá giới hạn.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là, tại sao một bộ phim bị dư luận nhiều nước trên thế giới chỉ trích, phản đối mà Việt Nam vẫn bàng quan?

Theo LS Tám, xét về mặt luật pháp, bộ phim này chưa vi phạm điều khoản nào rõ ràng (chẳng hạn như khiêu dâm hay kích động bạo lực...), cho nên khó có thể xử phạt hay khởi kiện, nhưng cần phải xem xét trách nhiệm "gác cổng" của cơ quan quản lý.

"Phim ảnh cũng là một sản phẩm tiêu dùng, do đó Hội Bảo vệ người tiêu dùng hoàn toàn có thể lắng nghe dư luận xã hội. Nếu dư luận phản đối trước những hình ảnh phản cảm, mà có thể cổ súy cho nạn ấu dâm, thì Hội hoàn toàn có quyền lên tiếng, có ý kiến với cơ quan quản lý về điện ảnh nói riêng, cơ quan quản lý văn hóa nói chung.

Tương tự, các tổ chức như Hội Bảo vệ trẻ em, Hội Phụ nữ... cũng nên xem xét và có ý kiến.

Ở góc độ cơ quan quản lý, nếu thấy các sản phẩm văn hóa trong nước hay ngoại nhập ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, đến văn hóa, tập quán, lối sống... của người dân Việt Nam như kích động bạo lực, chứa nội dung phản cảm, tuyên truyền văn hóa đồi trụy, phân biệt đối xử với trẻ em, người già, người tàn tật... thì phải hết sức thận trọng. Nếu nội dung không phù hợp thì hoàn toàn có quyền không cho lưu hành tại Việt Nam", LS Trương Xuân Tám chỉ rõ.

Cái xấu ảnh hưởng rất nhanh

Nhìn nhận từ một khía cạnh khác, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết thêm, Việt Nam đã có nhiều bài học với những sản phẩm văn hóa ngoại nhập. Đó là liên tiếp nhiều bộ phim có hình ảnh vi phạm đến mức nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đã được phát hiện như Put your head on my shoulder (có tên tiếng Việt là Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta); Lấy danh nghĩa người nhà; Madam Secretary; Điệp vụ Biển Đỏ; Everest - Người tuyết bé nhỏ... Điểm chung của những bộ phim này là chúng đều được chiếu trên những hệ thống hoàn toàn mang yếu tố nước ngoài là Netflix và CGV.

Thậm chí, đối với những đơn vị cung cấp dịch vụ OTT (Over The Top - giải pháp cung cấp các nội dung cho người sử dụng dựa trên các nền tảng Internet) xuyên biên giới như Netflix, cho đến nay họ không chịu các cơ chế kiểm duyệt nào cũng như không thực hiện các nghĩa vụ thuế với Việt Nam.

"Với các biểu hiện trong thời gian qua, có thể nói những người làm nhiệm vụ quản lý, giám sát các sản phẩm văn hóa ngoại nhập chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Một bộ phim, một tác phẩm nghệ thuật tốt, mang lại giá trị thẩm mỹ và tính giáo dục cao thì rất bổ ích. Nhưng ngược lại, nếu tác phẩm ấy chứa đựng nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chủ quyền, khiêu dâm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam thì nó sẽ là chất độc hại phả vào xã hội. Những tác phẩm như vậy mang "sức mạnh mềm", có thể gây ra những thiệt hại ghê gớm và nguy hiểm mà nhiều khi không đo đếm được bằng tiền", LS Trương Xuân Tám cảnh báo và nhấn mạnh Việt Nam phải hết sức tỉnh táo trong thời kỳ mở cửa, hội nhập sâu với quốc tế.

Ông khẳng định, mở cửa là một xu thế không thể đảo ngược. Khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với quốc tế thì sẽ có nhiều điều tốt đẹp giống như hương thơm bay vào, song cũng khó tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm bẩn. Vì lẽ đó, cơ quan quản lý về văn hóa cần phải củng cố đội ngũ giám sát, nhạy bén hơn tình hình để từ đó có phản ứng phù hợp.

"Thường thì cái tốt tác động từ từ, nhưng cái xấu lại ảnh hưởng rất nhanh và khi ấy không biết mọi chuyện sẽ đi đến đâu", LS Tám nói.

Ở góc độ chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) không phủ nhận đóng góp của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư trong lĩnh vực phim ảnh, đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của điện ảnh Việt Nam trong việc ổn định văn hóa - xã hội cũng như bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc trước sự du nhập của các sản phẩm văn hóa nước ngoài.

Bởi vậy, vị chuyên gia đề nghị Nhà nước cần xem xét hỗ trợ điện ảnh Việt phát triển. Nhắc lại sự lấn át của doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường chiếu phim, phát hành phim, dịch vụ truyền hình trả tiền, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, khi Việt Nam đã mở cửa thì phải chấp nhận cuộc chơi với cộng đồng quốc tế. Việc có doanh nghiệp nước ngoài cùng phát triển, cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy thị trường Việt.

Tuy nhiên, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội cạnh tranh bình đẳng, như vậy mới có sự phát triển bền vững, không thể dựa hoàn toàn vào đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực văn hoá, vì đây là một lĩnh vực nhạy cảm của mọi quốc gia.

"Một khi đã chấp nhận cuộc chơi thì mọi sự hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong nước cũng phải hợp lý, tránh xảy ra tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng giữa các chủ thể trên thị trường. Điều này đòi hỏi cái tài của nhà làm chính sách", ông nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gong Yoo, Bae Doona đối đầu trong loạt phim mới của Netflix
Gong Yoo, Bae Doona đối đầu trong loạt phim mới của Netflix

VOV.VN - Dàn sao đình đám màn ảnh Hàn Quốc Gong Yoo, Bae Doona và Lee Joon chính thức xác nhận góp mặt trong bộ phim truyền hình mới của Netflix do Jung Woo Sung sản xuất.

Gong Yoo, Bae Doona đối đầu trong loạt phim mới của Netflix

Gong Yoo, Bae Doona đối đầu trong loạt phim mới của Netflix

VOV.VN - Dàn sao đình đám màn ảnh Hàn Quốc Gong Yoo, Bae Doona và Lee Joon chính thức xác nhận góp mặt trong bộ phim truyền hình mới của Netflix do Jung Woo Sung sản xuất.

Bom tấn xác sống "#Alive" của Yoo Ah In, Park Shin Hye chiếm lĩnh Netflix toàn cầu
Bom tấn xác sống "#Alive" của Yoo Ah In, Park Shin Hye chiếm lĩnh Netflix toàn cầu

VOV.VN - Chỉ sau 2 ngày lên sóng trên nền tảng trực tuyến, bom tấn xác sống "#Alive" nhanh chóng đạt vị trí No.1 Netflix toàn cầu.

Bom tấn xác sống "#Alive" của Yoo Ah In, Park Shin Hye chiếm lĩnh Netflix toàn cầu

Bom tấn xác sống "#Alive" của Yoo Ah In, Park Shin Hye chiếm lĩnh Netflix toàn cầu

VOV.VN - Chỉ sau 2 ngày lên sóng trên nền tảng trực tuyến, bom tấn xác sống "#Alive" nhanh chóng đạt vị trí No.1 Netflix toàn cầu.

Netflix thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không nộp thuế
Netflix thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không nộp thuế

VOV.VN - Sau nhiều năm kinh doanh tại Việt Nam, các nền tảng nội dung xuyên biên giới như Netflix, WeTV, Iflix… chưa chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam.

Netflix thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không nộp thuế

Netflix thu hàng trăm tỷ đồng nhưng không nộp thuế

VOV.VN - Sau nhiều năm kinh doanh tại Việt Nam, các nền tảng nội dung xuyên biên giới như Netflix, WeTV, Iflix… chưa chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam.